16.1.18

Kế hoạch tăng trưởng xanh ngành Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên

                                                 KẾ HOẠCH
Hành động tăng trưởng xanh
lĩnh vực ngành Tài nguyên và Môi trường huyện bắc yên đến năm 2020

 Căn cứ Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 21/12/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về Hành động tăng trưởng xanh tỉnh Sơn La đến năm 2020;
 




Thực hiện Công văn số 02/UBND ngày 02/01/2018 của Ủy ban nhân huyện Bắc Yên về việc xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh đến năm 2020.
Phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Thực hiện có hiệu quả mục tiêu Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng, xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên với giá trị gia tăng cao và bảo vệ môi trường;
2. Góp phần vào mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính, ứng phó hiệu quả hơn với biến đổi khí hậu;
3. Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường góp phần hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các bon thấp (xem tiếp).

14.1.18

Thẻ BHYT: Những điều cần biết

Những ký hiệu trên thẻ BHYT
Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): Được ký hiệu bằng chữ, là mã đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm:
CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác; (xem tiếp)

Luật đất đai năm 2013

QUỐC HỘI
Số: 45/2013/QH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013                          


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật đất đai,

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất.

31.12.17

Sơn La: Bất cập trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường



TN&MT) - Theo kết luận thanh tra số 2723/KL-UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc quản lý, sử dụng với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh theo Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều đơn vị thuộc diện thanh tra đã có nhiều vi phạm như: Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa nộp đủ tiền cho thuê đất, chưa xin gia hạn thuê đất…
Ảnh minh họa
Cụ thể, tỉnh Sơn La đã tiến hành thanh tra với 21 đơn vị, gồm Sở TN&MT, Cục thuế tỉnh Sơn La, UBND 6 huyện, 13 doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh. Trong 13 đơn vị này, có 9 doanh nghiệp tiền thân là các nông, lâm trường quốc doanh, sau khi cổ phần hóa đã được chuyển sang thuê đất có thời hạn; 3 doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh; 1 đơn vị được Nhà nước giao đất có nguồn gốc từ nông trường.
Quá trình thanh tra đã cho thấy nhiều vi phạm của các doanh nghiệp. Đơn cử, Cty TNHH Nhà nước một thành viên Nông nghiệp Tô Hiệu, tới thời điểm thanh tra chưa nộp đủ tiền thuê đất; năm 2016 đã để Cty TNHH Phân bón và hóa chất Sơn La tự ý chuyển mục đích sử dụng 4.500m2 đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp; năm 2017 đã để một hộ gia đình san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng trên 15.000m2 đất nông nghiệp. Đơn vị này cũng đã hết thời hạn thuê đất nhưng vẫn đang sử dụng và chưa được gia hạn sử dụng tại 2 khu đất.
Ngoài ra, 2 đơn vị đang sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường chưa sử dụng hết diện tích đất được thuê (Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Cty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Mộc Châu). 2 đơn vị không quản lý tốt diện tích đất nông nghiệp được thuê để xảy ra tình trạng một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự ý xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp gồm Cty CP nông nghiệp Chiềng Sung, Cty TNHH Nhà nước Một thành viên nông nghiệp Tô Hiệu.
3 đơn vị chưa xin gia hạn thuê đất; 7 đơn vị chưa nộp đủ tiền thuê đất như Cty CP chè Cờ đỏ Mộc Châu, Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, Cty CP Chè Chiềng Ve Mộc Châu, Cty TNHH nhà nước một thành viên Lâm trường Phù Yên…
3 đơn vị chưa chủ động kê khai phần diện tích đất được Nhà nước cho thuê đang sử dụng với cơ quan thuế để làm cơ sở xác định nghĩa vụ tài chính về đất. 2 đơn vị chưa làm thủ tục chuyển đổi từ giao đất sang thuê đất…
Về phía các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, Sở TN&MT Sơn La đã phối hợp với các Cty nông, lâm nghiệp triển khai xác định ranh giới sử dụng, đo đạc lập bản đồ địa chính, thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đăng ký cấp GCNQSDĐ theo quy định, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi hơn 13.348ha đất không có nhu cầu sử dụng, giao lại cho UBND huyện quản lý. Tham mưu cho UBND tỉnh cho các Công ty nông, lâm nghiệp thuê, giao 312.368ha đất nông nghiệp…
Tuy nhiên, việc tham mưu của Sở cho UBND tỉnh để ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác quản lý, sử dụng với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh theo yêu cầu tại Thông tư số 4/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ TN&MT còn chậm. Sở TN&MT chưa quyết liệt trong việc đôn đốc các đơn vị đã hết thời gian thuê đất làm thủ tục gia hạn thuê đất.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp chưa được thường xuyên. Kết quả xử lý sau thanh tra hạn chế, còn 3 đơn vị chưa thực hiện kết luận sau thanh tra. Một số quyết định cho thuê đất mới không có nội dung thay thế các quyết định cũ, dẫn đến cùng một khu đất nhưng có nhiều quyết định giao đất, cho thuê đất…
Chi cục Thuế các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn ban hành thông báo nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước chậm so với quy định. Một số huyện chậm rà soát, chưa có kế hoạch sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Công tác thanh, kiểm tra, giám sát, theo dõi còn hạn chế, không phát hiện được các công ty nông, lâm nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về nghĩa vụ người sử dụng đất.
Để xử lý dứt điểm các sai phạm, UBND tỉnh Sơn La đã giao Sở TN&MT nhanh chóng xử lý các tồn tại, khuyết điểm với 10 đơn vị có vi phạm.
Giao UBND các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Mường La, Phù Yên, Sốp Cộp, Sông Mã tiến hành kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch sử dụng đất với diện tích đất đã được UBND tỉnh thu hồi của các công ty nông, lâm nghiệp giao cho UBND các huyện. Xác định lại đối tượng sử dụng đất, diện tích đất, loại đất của từng đối tượng đang sử dụng để xây dựng kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thời gian hoàn thành trong quý 1/2018.
Riêng UBND huyện Mai Sơn cần giám sát việc khắc phục hậu quả sau các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh với Cty CP Nông nghiệp Chiềng Sung, Cty TNHH Phân bón và hóa chất Sơn La… Phối hợp với Cty TNHH nhà nước MTV Nông nghiệp Tô Hiệu xử lý các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Với các đơn vị đang sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các đơn vị cần sớm khắc phục các sai phạm. Đồng thời, chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật đất đai trong quá trình sử dụng đất. Xây dựng phương án sử dụng đất và tổ chức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích được Nhà nước giao, cho thuê. Với đơn vị có đất trả địa phương phải phối hợp với các địa phương để kiểm tra, rà soát giúp địa phương lập kế hoạch sử dụng với diện tích đất này.


                                                                                                                                         Nguyễn Nga

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

ỦY BAN NHÂN DÂN                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         HUYỆN BẮC YÊN                                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
               ----------------                                                ---------------------------------------
           Số....../QĐ - UBND                                     Bắc Yên, ngày   tháng 11 năm 2017


QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Điều 57 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định 102/2014/NĐ- CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số 03/BB-VPHC ngày 12/9/2017 do ông Đinh Văn Minh- Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường lập ngày 12/9/2017 tại bản Phiêng Ban 3 Thị trấn Bắc Yên huyện Bắc Yên;
Căn cứ Thông báo số 378/TB-TNMT ngày 8/11/2017 của phòng Tài nguyên và Môi trường về Kết quả làm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với các cá nhân, hộ gia đình tại bản Phiêng Ban 3 (khu trước cổng trường PTTH Bắc Yên);
 Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 380/TTr-TNMT ngày 10/11/2017,
Tôi: Lê Văn Kỳ - Chức vụ: Chủ tịch - Đơn vị: Ủy ban nhân dân huyện Bắc Yên
QUYẾT ĐỊNH:
 Điều1. Xử phạt hành chính đối với:
Ông: Mai Xuân Trịnh
Năm sinh:         Quốc tịch ; Việt Nam.
Nghề nghiệp: Lao động tự do
Địa chỉ: Bản Phiêng Ban 1 Thị trấn Bắc Yên.
Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Chuyển mục đích sử dụng trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép với diện tích 75,0 m2 tại bản Phiêng ban 3 thị  trấn Bắc Yên (Khu đất trước cổng trường PTTH Bắc Yên). Đây là hành vi vi phạm sử dụng đất không đúng mục đích quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. (Xem tiếp)

28.12.17

Báo cáo tổng kết công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên năm 2017

I. NHỮNG THUẬN LỢI,  KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, phòng Tài nguyên và Môi trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực HĐND-UBND huyện, sở Tài nguyên và Môi trường. Phòng được bố trí địa điểm làm việc phù hợp, tài sản trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn được quan tâm và từng bước được cải thiện, nhìn chung đảm bảo được yêu cầu triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ làm công tác Tài nguyên và Môi trường đã được kiện toàn từ huyện đến các cơ sở xã, Thị trấn.
2. Khó khăn
 Bắc Yên là một huyện vùng cao, giao thông đi lại hết sức khó khăn, địa bàn rộng, địa hình chia cắt mạnh, trình độ canh tác còn lạc hậu, chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý về Tài nguyên và Môi trường; đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí còn thấp do vậy ảnh hưởng không ít đến công tác tuyên truyền và chấp hành Luật Đất đai, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Khoáng sản; Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp luật của Chính phủ đến với nhân dân.
 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được chuyển về phòng tham mưu thẩm định, nhưng chưa có cán bộ chuyên môn.
Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở tuy đã được đào tạo nhưng năng lực chuyên môn một số còn yếu và thiếu kinh nghiệm công tác.

(Xem tiếp)

DANH SÁCH HỌC VIÊN LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHÔNG TẬP TRUNG TỈNH SƠN LA KHÓA 2017-2019

Một số giải pháp cải tiến phương pháp làm việc của cán bộ công chyức trong điều kiện hiện nay tại phòng Tài nguyên và Môt trường huyện Bắc Yên



A. PHẦN MỞ ĐẦU

Cải tiến phương pháp làm việc của mỗi cán bộ, công chức nhà nước hiện nay nói chung, ở phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên nói riêng trở lên chuyên nghiệp hơn là điều kiện cần cho sự tiến bộ và thành công, thành đạt của mỗi con người. Tác phong chuyên nghiệp chính là sự tổng kết, tạo dựng và là tinh hoa của khung năng lực mỗi cá nhân, trở thành các hành vi tự nhiên và thói quen trong giải quyết công việc, sao cho đạt hiệu quả, năng suất và chất lượng cao. Khi có tác phong chuyên nghiệp, chúng ta sẽ có được tín nhiệm từ cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác…Vậy, mỗi người cần bắt đầu sớm và không bao giờ từ bỏ việc tự xây dựng tác phong, phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình.
Đề tài:  " Một số giải pháp cải tiến phương pháp làm việc của cán bộ công chức trong điều kiện hiện nay tại phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bắc Yên” nhằm:
- Xây dựng cho mỗi cán bộ công chức phòng Tài nguyên và môi trường có được tác phong làm việc chuyên nghiêp, năng động, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực.
- Tham mưu tốt cho cấp trên chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về phát triển kinh tế xã hội đúng với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trên mọi lĩnh vực nói chung, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nói riêng.
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, với trách nhiệm là phó trưởng phòng giúp việc cho đồng chí Trưởng phòng quản lý nhà nước về lĩnh vực Đất đai, khai thác khoáng sản, Tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn huyện, tôi có nhiệm vụ nắm và xử lý công việc, kịp thời tham mưu, đề xuất cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết các công việc có liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong quá trình giải quyết công việc phải thực hiện nhiều thao tác, theo một quy trình nhất định: từ khâu tiếp nhận, xử lý văn bản đến, nghiên cứu, tham mưu đề xuất giải quyết công việc đến khâu soạn thảo văn bản báo cáo cấp trên quyết định và phát hành văn bản đi, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ tài liệu.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn, yêu cầu trước hết, quan trọng và xuyên suốt là phải thường xuyên nghiên cứu, nắm vững các Quy định của Đảng, Nhà nước, của Ngành liên quan đến lĩnh vực của cơ quan quản lý, để vận dụng vào công tác chuyên môn hàng ngày, tổ chức giải quyết những công việc cụ thể đạt chất lượng cao. Các loại văn bản quy phạm pháp luật là những căn cứ pháp lý quan trọng, buộc mỗi người công chức phải biết, phải hiểu và vận dụng sáng tạo để giải quyết công việc. Muốn tham mưu đề xuất cho cấp trên đề ra những nội dung công tác sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của ngành, thì yêu cầu công chức phải nghiên cứu các Văn bản Luật, văn bản dưới luật, Chỉ thị, Kế hoạch công tác của tỉnh, của huyện.v.v…
Ngoài việc nắm vững những quy định của Nhà nước, của ngành có liên quan đến chuyên môn, phải thường xuyên học tập, nâng cao kỹ năng tác nghiệp, như kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp; cách thức nắm bắt tình hình, thu nhận thông tin, xử lý thông tin và lưu trữ dữ liệu để sử dụng trong khi giải quyết một hoặc bất kỳ công việc cụ thể như: việc xây dựng các báo cáo; các văn bản chỉ đạo hướng dẫn. Đảm bảo văn bản được phát hành đạt chất lượng cả về nội dung và hình thức; kỹ năng về quản lý và tổ chức thực hiện công việc đảm bảo khoa học, hiệu quả...
 Mặt khác, việc nắm vững nội dung các văn bản Văn bản Luật, văn bản dưới luật, các Chỉ thị, Nghị quyết sẽ là những công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng, cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung. Ví dụ: Trong công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, yêu cầu phải nghiên cứu chi tiết các quy định của Nhà nước, của Ngành về công tác quản lý và sử dụng đất đai, hệ thống thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.
Xuất phát từ đặc điểm, tính chất đặc thù công việc của phòng Tài nguyên và Môi trường: Khối lượng công việc phát sinh lớn, mang tính sự vụ, có lúc dồn dập, yêu cầu phải được giải quyết dứt điểm; cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí công việc hợp lý, khoa học mới có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ. Phức tạp nhất là việc giải quyết tranh chấp đất đai, việc Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện phục vụ cho công tác phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng ở địa phương.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu cầu mỗi công chức phải thường xuyên cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc, đáp ứng với nhu cầu công tác được giao, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác, do đó tôi đã đăng ký lựa chọn đề tài: " Một số giải pháp cải tiến phươn pháp làm việc của cán bộ công chức trong điều kiện hiện nay tại phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bắc Yên ". (tải về )

17.6.17

Điện thoại Galaxy_s8 chính thức ra mắt





Galaxy s8 thể hiện phong cách của bạn ở mọi thời đại, nhanh tay để sở hữu và trải nghiệm,