A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cải tiến phương pháp làm việc của mỗi cán bộ, công chức nhà nước hiện nay nói chung, ở phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên nói riêng trở lên chuyên nghiệp hơn là điều kiện cần cho sự tiến bộ và thành công, thành đạt của mỗi con người. Tác phong chuyên nghiệp chính là sự tổng kết, tạo dựng và là tinh hoa của khung năng lực mỗi cá nhân, trở thành các hành vi tự nhiên và thói quen trong giải quyết công việc, sao cho đạt hiệu quả, năng suất và chất lượng cao. Khi có tác phong chuyên nghiệp, chúng ta sẽ có được tín nhiệm từ cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác…Vậy, mỗi người cần bắt đầu sớm và không bao giờ từ bỏ việc tự xây dựng tác phong, phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình.
Cải tiến phương pháp làm việc của mỗi cán bộ, công chức nhà nước hiện nay nói chung, ở phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên nói riêng trở lên chuyên nghiệp hơn là điều kiện cần cho sự tiến bộ và thành công, thành đạt của mỗi con người. Tác phong chuyên nghiệp chính là sự tổng kết, tạo dựng và là tinh hoa của khung năng lực mỗi cá nhân, trở thành các hành vi tự nhiên và thói quen trong giải quyết công việc, sao cho đạt hiệu quả, năng suất và chất lượng cao. Khi có tác phong chuyên nghiệp, chúng ta sẽ có được tín nhiệm từ cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác…Vậy, mỗi người cần bắt đầu sớm và không bao giờ từ bỏ việc tự xây dựng tác phong, phong cách làm việc chuyên nghiệp của mình.
Đề tài:
" Một số giải pháp cải tiến phương pháp làm việc của cán bộ công chức trong
điều kiện hiện nay tại phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bắc Yên”
nhằm:
- Xây dựng cho
mỗi cán bộ công chức phòng Tài nguyên và môi trường có được tác phong làm việc
chuyên nghiêp, năng động, sáng tạo, hiệu quả, thiết thực.
- Tham mưu
tốt cho cấp trên chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về phát triển kinh tế xã
hội đúng với chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trên mọi
lĩnh vực nói chung, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường nói riêng.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Trên cơ sở
các nhiệm vụ được giao, với trách nhiệm là phó trưởng phòng giúp việc cho đồng
chí Trưởng phòng quản lý nhà nước về lĩnh vực Đất đai, khai thác khoáng sản,
Tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn huyện, tôi có nhiệm vụ nắm và xử lý công
việc, kịp thời tham mưu, đề xuất cách thức tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải
quyết các công việc có liên quan đến nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, để hoàn
thành tốt nhiệm vụ, trong quá trình giải quyết công việc phải thực hiện nhiều
thao tác, theo một quy trình nhất định: từ khâu tiếp nhận, xử lý văn bản đến,
nghiên cứu, tham mưu đề xuất giải quyết công việc đến khâu soạn thảo văn bản báo
cáo cấp trên quyết định và phát hành văn bản đi, sắp xếp và lưu trữ hồ sơ tài liệu.
Để thực hiện
tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn, yêu cầu trước hết, quan trọng và xuyên suốt
là phải thường xuyên nghiên cứu, nắm vững các Quy định của Đảng, Nhà nước, của
Ngành liên quan đến lĩnh vực của cơ quan quản lý, để vận dụng vào công tác
chuyên môn hàng ngày, tổ chức giải quyết những công việc cụ thể đạt chất lượng
cao. Các loại văn bản quy phạm pháp luật là những căn cứ pháp lý quan trọng,
buộc mỗi người công chức phải biết, phải hiểu và vận dụng sáng tạo để giải
quyết công việc. Muốn tham mưu đề xuất cho cấp trên đề ra những nội dung công
tác sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ chính trị
của ngành, thì yêu cầu công chức phải nghiên cứu các Văn bản Luật, văn bản dưới
luật, Chỉ thị, Kế hoạch công tác của tỉnh, của huyện.v.v…
Ngoài việc
nắm vững những quy định của Nhà nước, của ngành có liên quan đến chuyên môn,
phải thường xuyên học tập, nâng cao kỹ năng tác nghiệp, như kỹ năng nghiên cứu,
tổng hợp; cách thức nắm bắt tình hình, thu nhận thông tin, xử lý thông tin và
lưu trữ dữ liệu để sử dụng trong khi giải quyết một hoặc bất kỳ công việc cụ
thể như: việc xây dựng các báo cáo; các văn bản chỉ đạo hướng dẫn. Đảm bảo văn
bản được phát hành đạt chất lượng cả về nội dung và hình thức; kỹ năng về quản
lý và tổ chức thực hiện công việc đảm bảo khoa học, hiệu quả...
Mặt khác, việc nắm vững nội dung các văn bản
Văn bản Luật, văn bản dưới luật, các Chỉ thị, Nghị quyết sẽ là những công cụ
hữu hiệu cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
nói riêng, cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung.
Ví dụ: Trong công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, yêu cầu phải nghiên
cứu chi tiết các quy định của Nhà nước, của Ngành về công tác quản lý và sử
dụng đất đai, hệ thống thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.
Xuất phát từ
đặc điểm, tính chất đặc thù công việc của phòng Tài nguyên và Môi trường: Khối
lượng công việc phát sinh lớn, mang tính sự vụ, có lúc dồn dập, yêu cầu phải
được giải quyết dứt điểm; cường độ làm việc cao, áp lực công việc lớn, đòi hỏi
phải có sự sắp xếp, bố trí công việc hợp lý, khoa học mới có thể hoàn thành tốt
được nhiệm vụ. Phức tạp nhất là việc giải quyết tranh chấp đất đai, việc Theo
dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý cập nhật và chỉnh lý hồ
sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện phục vụ cho công
tác phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng ở địa phương.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu cầu mỗi công
chức phải thường xuyên cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc, đáp ứng với nhu
cầu công tác được giao, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác, do đó tôi đã
đăng ký lựa chọn đề tài: " Một số giải pháp cải tiến phươn pháp làm
việc của cán bộ công chức trong điều kiện hiện nay tại phòng Tài nguyên và môi
trường huyện Bắc Yên ". (tải về )
No comments:
Post a Comment