16.12.21
19.6.18
Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03.6.2013 về ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý bảo vệ...
BÁO CÁO
Tình
hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
ngày
03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý
tài
nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Bắc Yên
Thực hiện Công văn số 1269/STNMT-KTTV&BĐKH ngày 05/6/2018 về
việc đôn đốc xây dựng Dự thảo báo cáo của Ban Thường vụ tỉnh ủy sơ kết 5 năm thực
hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Uỷ ban nhân dân Bắc Yên báo cáo tình hình triển
khai và kết quả thực hiện Nghị quyết như sau:
I. TÌNH HÌNH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1.1. Việc
tuyên truyền, quán triưệt, xây dựng và ban hành chương trình hành động, kế hoạch
tổ chức thực hiện Nghị quyết
Sau khi được tiếp thu, học tập Nghị quyết số 24 -NQ/TW
ngày 03.6.2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên môi trường. Ủy ban nhân dân huyện
đã chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt tới các tổ chức cá nhân, cán bộ,
công chức và các tầng lớp nhân dân, đồng thời chỉ đạo các cấp các ngành, Ủy ban
nhân dân các xã, thị trấn xây dựng và ban hành chương trình hành động, kế hoạch
tổ chức thực hiện nghị quyết gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao thuộc
lĩnh vực chuyên môn của ngành. (tải về)
Nhãn:
Chính trị,
Đất đai,
Môi trường,
TNMT
Google Account Video Purchases
Bắc Yên, Sơn La, Việt Nam
6.4.18
Báo cáo đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách
Năm 2017 là
năm thứ tư thực hiện Luật Đất đai năm 2013, UBND huyện xác định lĩnh vực đất
đai là lĩnh vực nhạy cảm, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên và phức tạp.
UBND huyện đã chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn hàng năm xây dựng
kế hoạch tổ chức tuyên truyền Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật đất đai đến mọi tầng lớp nhân dân trên toàn huyện
- Chỉ đạo Đài
Truyền thanh Truyền hình huyện, phát thanh xã dành thời lượng phát thanh, truyền
hình để tuyên truyền Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Đất đai một tháng 2 lần. (đọc tiếp)
28.3.18
David Abney: Đi lên từ cấp thấp nhất
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1974 khi thanh niên 19 tuổi David Abney bắt đầu làm việc cho công ty chuyển phát bưu kiện lớn nhất thế giới.
Một sinh viên ngành kinh tế tại Đại học Delta thuộc bang Mississippi, ông làm việc vào ban đêm tại kho hàng UPS địa phương bằng cách chuyển các gói hàng lên xe tải. Ban ngày thì ông ngủ vùi giữa các tiết học trên ghế sofa trong phòng chờ sinh.
Sam Walton -ong vua ban le o My
Năm 1962, Sam Walton chỉ là một công nhân làm thuê cho một tiệm giặt là tại thị trấn Bentonville bang Arkansas nước Mỹ. Hằng ngày, người thanh niên 28 tuổi này có nhiệm vụ cùng 3 nhân viên khác đem những món đồ đã được là ủi sạch sẽ trao tận tay cho khách hàng.
Khi đó thống trị hệ thống cửa hàng bán lẻ tại Arkansas và các bang lân cận là hai tập đoàn bán lẻ khổng lồ Kmart và Sears. Sau nhiều lần đi giao hàng, trực tiếp "va chạm" với đủ các loại khách hàng, Sam Walton đã phát hiện Kmart và Sears không hề xuất hiện ở các thị trấn nhỏ bé hẻo lánh như thị trấn Benton quê mình.
Với phản xạ kinh doanh nhạy bén, Sam Walton lập tức dốc toàn bộ số tiền 150 đôla thuê 8 công nhân và thành lập một cửa hàng bán lẻ lấy tên là Wal-Mart ngay tại thị trấn Bentonville quê ông.
Thời gian đầu tiên do vốn liếng ít ỏi, kinh nghiệm thiếu, cửa hàng của Sam chủ yếu kinh doanh buôn sỉ bán lẻ theo phương châm lấy công làm lãi, buôn bán những nhu yếu phẩm cần thiết nhất. Sam Walton đã thu hút số lượng lớn khách hàng trong thị trấn bằng tác phong phục vụ nhiệt tình chu đáo, chất lượng hàng bảo đảm, giá cả phải chăng. Cho tới năm 1965, Wal-Mart đã trở thành một trong những cửa hàng bán lẻ thu hút nhiều khách hàng tại thị trấn Benton.
Mặc dù có bước khởi đầu khá thuận lợi nhưng là con người xuất thân từ nông thôn, Walton rất tiết kiệm trong chi phí. Thậm chí khi trở thành một trong số những người giầu nhất nước Mỹ, Sam vẫn là một con người bình dị và khiêm tốn.
Dưới tài lãnh đạo của Sam Walton, Wal-Mart đã phát triển rất nhanh chóng và trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa với đối thủ Kmart vào đầu thập niên 1970. Hiện nay, hệ thống cửa hàng siêu thị bán lẻ thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Wal-Mart đã lên tới hàng chục nghìn chiếc nằm rải rác khắp Bắc Mỹ, châu Âu và tích cực vươn sang châu Á. Quy mô khổng lồ hiện nay của Wal-Mart đã được giới kinh doanh Mỹ thừa nhận. Theo thống kê của Hiệp hội thương mại Mỹ, doanh số bán hàng của Wal-Mart đạt 216 tỷ đôla một năm, vượt qua doanh số bán hàng của hãng điện tử gia dụng nổi tiếng GE và chỉ chịu đứng sau tập đoàn kinh doanh xăng dầu khổng lồ lớn thứ 2 thế giới là Exxon-Mobil.
Theo bảng xếp hạng tạp chí danh tiếng Fortune vừa công bố, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart lần thứ tư liên tiếp đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới. Wal-Mart ở vị trị số một với doanh số vượt trội 288 tỷ đôla, trong đó lợi nhuận đạt 10,2 tỷ đôla. Suốt từ năm 2002 đến nay, Wal-Mart luôn đứng đầu danh sách Fortune 500 và được xem là “công ty được ngưỡng mộ nhất tại Mỹ”.
Trong danh sách 25 nhà kinh doanh có khả năng làm thay đổi thế giới do hãng CNN và tạp chí Fortune bình chọn và công bố hồi đầu tháng 4 năm 2005, người sáng lập Wal-Mart Sam Walton được xếp thứ 2, chỉ sau Bill Gates, tỷ phú giàu nhất thế giới và là chủ tập đoàn Microsoft.
Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa của Wal-Mart. Hệ thống Wal-Mart gồm hơn 4.688 cửa hàng khắp thế giới, với hơn hai phần ba ở tại nước Mỹ.
Ra đời năm 1962 thì đến năm 1979, Wal-Mart lần đầu đạt doanh thu một tỷ đô la một năm. Đến năm 1993, doanh thu đã đạt được con số một tỷ đôla mỗi tuần. Năm 2001, doanh thu mỗi ngày của Wal-Mart đã gần bằng con số ấy. So với thời điểm 1992, Wal-Mart nay lớn hơn gấp năm lần trước đây, tuyển dụng một lượng lao động gấp ba lần hãng General Motors. Chỉ riêng một mặt hàng như bột giặt, mỗi năm Wal-Mart bán được một lượng trị giá 1,4 tỷ đôla.
Nếu xem Wal-Mart như một quốc gia thì đây là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, vượt qua cả Nga và Anh và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc (sau Đức). Với giá cả hết sức chặt chẽ và yêu cầu cao đối với nhà phân phối, Wal-Mart đã làm thay đổi phương thức làm ăn kinh doanh của Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo rằng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, trong một thập kỷ nữa, doanh số hằng năm của Wal-Mart có thể vượt 1.000 tỷ đôla. Những số liệu này chỉ một quốc gia mạnh mới có thể có được. Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000 người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỷ đôla. Năm 1999, Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người.
Nếu như giai đoạn giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe hơi General Motors và giai đoạn cuối thế kỷ 20 là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của Wal-Mart. Tập đoàn này hiện có 4.688 siêu thị trên toàn thế giới, trong đó 80% là ở Mỹ. Bình quân mỗi ngày có khoảng 20 triệu người đến các siêu thị của Wal-Mart. Tại Mỹ, hơn 80% hộ gia đình mỗi năm mua ít nhất vài sản phẩm từ các cửa hàng của hãng.
Khi đứng ra thành lập công ty kinh doanh siêu thị bán hàng giảm giá tối đa Wal-Mart vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas, chắc hẳn Sam Walton không ngờ có ngày công ty của ông lại đứng trên cả những đại gia trong các ngành công nghiệp dầu khí (Exxon-Mobil), xe hơi (General Motors, Ford Motors), máy bay (Boeing… và trở thành công ty số một của nền công nghiệp Mỹ và thế giới.
Wal-Mart là công ty dịch vụ đầu tiên leo đến vị trí hạng nhất trên danh sách của Fortune (bắt đầu công bố từ năm 1955). Ngoài ra, Wal-Mart cũng hiện diện trong danh sách Fortune 100 công ty được giới lao động Mỹ ưa thích xin vào làm việc nhất.
Một trong những tính cách đặc biệt của ông là luôn khuyến khích tinh thần của nhân viên. Như năm 1975, nhân một chuyến công tác tới Hàn Quốc, S.Walton đã cao hứng sáng tác bài hát riêng cho Wal-Mart có tên là “Wal-Mart Cheer” để cổ động tinh thần làm việc của nhân viên cũng như nâng cao tính đoàn kết trong nội bộ. Bài ca vẫn được lưu truyền rộng rãi trong Wal-Mart cho tới ngày nay. Tính đến năm 2005, Wal-Mart có tất cả 1.300.000 công nhân viên trên toàn thế giới, trở thành tập đoàn tư nhân đông nhân viên nhất thế giới.
Công thức làm ăn của ông đã được truyền tụng từ đời này sang đời khác là cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên.
Toàn bộ bí kíp kinh doanh của gã tỷ phú bán lẻ Sam Walton được gói gọn trong cuốn "Cuộc đời kinh doanh tại Mỹ", do Công ty Alpha Books phát hành. Với Sam Walton “Bí quyết thành công của một người bán lẻ hàng hóa là phải mang lại cho khách hàng những điều mà họ muốn. Nhưng như vậy chưa đủ, để trở thành xuất sắc, khách hàng phải được hưởng nhiều hơn cái họ chờ đợi. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem họ muốn gì: Hàng hóa chất lượng tốt và phong phú? Giá thành thấp nhất? Độ tin cậy tối đa? Dịch vụ tận tình? Giờ giấc thuận tiện? Nơi đỗ xe miễn phí? Tất nhiên, khi họ thấy yên tâm, họ sẽ tiếp tục tới cửa hàng. Còn ngược lại, cũng sẽ dễ hiểu nếu chúng ta không bao giờ gặp lại những khách hàng không được thỏa mãn nhu cầu”.
Dưới bảng hiệu Wal-Mart, có hai dòng chữ sau này trở thành phương cách làm việc nổi tiếng: “Chúng tôi bán với giá thấp hơn” và “Đảm bảo thỏa mãn khách hàng”. Trong cuộc đời kinh doanh sóng gió của mình, Sam vẫn giữ vững phương châm ấy.
27.3.18
Cuộc đời ông vua thép - andrew carnegie
Andrew
Carnegie được mệnh danh là vua thép của nước Mỹ. Xuất thân bần hàn, nhưng nhờ
nỗ lực vượt khó, ông đã trở nên giàu có. Ông còn được biết đến như người giúp
tạo ra nhiều triệu phú USD nhất.
Không chỉ nổi
tiếng về độ giàu có, Carnegie còn được biết đến với tư cách là một tỷ phú giàu
lòng bác ái. Ông từng đóng góp tới 90% tài sản cá nhân tương đương với gần 350,7
triệu USD làm từ thiện.
Năm 2007, ông
từng được tạp chí Fortune bình chọn là người giàu thứ 6 trong lịch sử Mỹ.
Andrew Carnegie chào đời trong một ngôi nhà nhỏ ở Dunfermline, Scotland vào
ngày 25/11/1835.
Nhiều thế hệ
nhà Carnegie nổi tiếng với nghề dệt vải bằng khung cửi, nhưng cuộc cách mạng
công nghiệp đã khiến việc kinh doanh của họ bị đổ vỡ. Gia đình Andrew Carnegie
trở nên nghèo khó tới mức hàng ngày họ phải đi ngủ sớm để “quên đi cái đói
khủng khiếp đang hành hạ”.
Năm 1848, gia
đình ông rời quê hương sang Mỹ – miền đất hứa của rất nhiều người lao động
nghèo châu âu thời ấy. Và khi thấy người cha phải đi xin xỏ việc làm, Carnegie
đã thấy trong tim mình một sự thôi thúc.
Năm 12 tuổi,
gia đình Carnegie đã chuyển tới thành phố Pittsburgh, nơi hai người dì của ông
đang sinh sống. Cả nhà họ phải ngủ chung với nhau trong một căn phòng. Lên 13
tuổi, ông bắt đầu làm việc cho một nhà máy dệt. Công việc của ông là vận hành
một động cơ hơi nước nhỏ và đốt nóng một cái nồi hơi trong hầm chứa của nhà máy
sản xuất cuộn chỉ. Và đêm nào, ông cũng gặp ác mộng nồi hơi của nhà máy bị phát
nổ.
Nhà máy dệt nơi Carnegie làm việc |
Năm 1849, ông
chuyển sang làm chân giao điện tín. Chính công việc này giúp ông biết và ghi
nhớ được tên của hầu như tất cả doanh nghiệp và những nhân vật quan trọng trong
vùng. Năm 17 tuổi, Carnegie vào làm ở hãng đường sắt Pennsylvania với vai trò
trợ lý và là nhân viên điện báo cho Thomas Scott, một trong các quan chức hàng
đầu của ngành đường sắt.
Công việc này
giúp ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về công nghiệp đường sắt và kinh
doanh nói chung. Lương của ông khi đó là 35 USD/tháng. 3 năm sau, Carnegie được
thăng chức làm người giám sát. Khi làm việc ở đây, Carnegie cũng bắt đầu đầu
tư.
Khoản đầu tư
đầu tiên của ông là số cổ phiếu trị giá đến 600 USD của một công ty đường sắt.
Chỉ ít lâu sau, ông đã bán lại số cổ phiếu này và thu được hàng chục nghìn USD.
Bên cạnh ngành đường sắt, ông cũng đầu tư vào công nghiệp khai thác dầu mỏ và
thu được nhiều khoản hời lớn.
Năm 1865, ông
rời công ty đường sắt và chuyển tới New York để theo đuổi những sở thích kinh
doanh riêng. Tại đây, ông cùng mẹ đã thuê một phòng ở khách sạn St Nicholas.
Trong 10 năm kế tiếp, Carnegie dành hầu hết thời gian cho ngành thép. Công việc
của ông tại Công ty Thép Carnegie đã mở ra thời kỳ cách mạng hóa hoạt động sản
xuất thép ở Hoa Kỳ.
Khách sạn ST Nicholas |
Carnegie xây
dựng các nhà máy trên khắp đất nước, dùng các phương pháp và công nghệ giúp sản
xuất thép dễ, nhanh và năng suất cao hơn. Năm 1897, Carnegie trở lại Scotland
và bỏ tiền mua tòa lâu đài Skibo. Ông gọi khu bất động sản này “thiên đường
trên trái đất”.
Năm 1900,
Công ty Thép Carnegie đã sản xuất ra lượng thép nhiều hơn cả nước Anh. Năm
1901, Carnegie đã thay đổi cuộc đời mình khi bán công ty cho United States
Steel Corporation, thuộc sở hữu của huyền thoại tài chính J. P. Morgan.
Thương vụ này
mang về cho ông 480 triệu USD (tương đương 309,2 tỷ USD ở thời điểm hiện nay).
Ở tuổi 65, ông quyết định dùng hết thời gian còn lại để giúp đỡ người khác. Ông
bắt đầu xây dựng thư viện, trường học và đóng góp từ thiện. Ông đã đóng góp
khoảng 5 triệu USD cho Thư viện Công cộng New York, giúp thư viện này mở thêm một
số chi nhánh năm 1901.
Công ty thép của Carnegie |
Andrew
Carnegie từng nói với nhiều người, những tri thức và hiểu biết của ông đều do
tự học và tự đọc qua sách mà có cả. Ông đã tài trợ cho gần 3.000 thư viện, công
viên, giáo dục, nghệ thuật… Ứớc tính ông đã đóng góp 60 triệu USD cho các thư
viện, 78 triệu USD cho giáo dục, tặng các giáo đường 7.000 đàn piano… Tỷ phú
Carnegie đã qua đời ngày 11/8/1919.
Andrew
Carnegie Với Giấc Mơ Xây Dựng Nước Mỹ Hiện Đại
Ở tuổi 24,
Carnegie đã đảm nhận vị trí giám đốc công ty đường sắt Pennsylvania. Làm việc
cùng với Scott để nhìn xa trông rộng mở rộng đường sắt về phía Tây. Cây cầu mà
Scott vạch ra sẽ là cây cầu lớn nhất nước Mỹ. Vấn đề là, Carnegie không biết
làm sao thế nào để xây nó.
Cây cầu bắc
qua sông Mississippi sẽ nối phía đông với phía tây, điều chưa từng có trước
đây. Vượt qua sông Mississippi, đó là chìa khóa cho thành công đối với bất kỳ
công ty đường sắt nào. Một khi đã vượt qua được sông Mississippi bạn có thể
tiến về phía tây. Carnegie biết phải mạo hiểm thì mới thành công lớn. Ông đầu
tư mọi thứ ông có vào cây cầu. Andrew Carnegie chuẩn bị cẩn thận từng bước một.
Ông tin mình có thể làm được.
Cây cầu bắc qua sông Mississippi |
Thép là kim
loại cứng nhất từng được sản xuất vào thời điểm đó, được tạo thành bởi hỗn hợp
sắt và các bon ở nhiệt độ hơn 2000 độ. Vấn đề là nó quá đắt đỏ và rất khó để
sản xuất hàng loạt. Ở thời của Carnegie sắt rất hiếm, nó chỉ được dùng để sản
xuất các đồ vật nhỏ như nĩa, dao, và đồ trang trí. Cho tới tận lúc đó chưa ai
từng dùng sắt để xây dựng các công trình lớn.
Ở tuổi 33,
Andrew Carnegie đã sẵn sàng đương đầu với những điều không thể. Xây dựng cây
cầu lớn đầu tiên bắc qua sông Mississippi là điều tưởng như không thể đầu tiên
để kết nối nước Mỹ. Nhưng quyết định sử dụng thép đã cho Carnegie thấy sự tốn
kém. Sau 2 năm lập kế hoạch Carnegie mới bắt đầu xây dựng. Dù tính toán rất chi
tiết nhưng chi phí xây dựng liên tục tăng.
Ngân quỹ
không còn đồng nào, Carnegie buộc phải tạm dừng xây dựng. Giấc mơ đẹp của ông
dần trở thành ác mộng. Nhưng ông sẽ không bỏ cuộc mà không chiến đấu. Carnegie
đang kiên định xây dựng cây cầu của mình bằng thép, thứ kim loại chưa được kiểm
chứng. Với một mức giá khổng lồ. Công trình xây dựng vượt dự toán nhiều lần
khiến quỹ xây dựng của Carnegie nhanh chóng trống rỗng. Đó là một áp lực không
nhỏ mà Canegie phải giải quyết.
Nỗ lực của
Carnegie cuối cùng đã có kết quả: tài chính được đảm bảo. Và sau 4 năm, cây cầu
được hoàn thành. Sau thành công đó, Carnegie nhận thêm nhiều đơn hàng cho thép
của ông, hơn nhiều lần khả năng ông có thể cung cấp. Và khách hàng lớn nhất của
ông là ngành công nghiệp mà ông nắm rõ nhất. Đường sắt đang tìm cách thay thế
các cây cầu cũng như đường ray của họ bằng thép. Nhưng Carnegie không thể sản
xuất đủ thứ kim loại mới này cho các đơn hàng.
Ông cần phải
tăng cường khả năng sản xuất của mình. Và để làm điều đó, ông cần huy động thêm
vốn bổ sung. Vậy nên ông quay lại người thầy cũ của mình, Tom Scott. Với sự
giúp đỡ của Scott, Carnegie đã có số vốn hơn 21 triệu đô-la theo tỉ giá hiện
nay. Với số tiền đó, ông bắt đầu xây dựng nhà máy thép đầu tiên của mình. Ông
nhìn thấy tương lai và ông sẵn sàng đầu tư vào nơi mà những nhà đầu tư Mỹ khác
đang sẵn sàng đầu tư: xây dựng các nhà máy khổng lồ.
Với diện tích
hơn 4 ngàn (4 mươi ngàn) mét vuông tại ngoại ô Pittsburgh, nhà máy thép
Carnegie là nhà máy lớn nhất quốc gia. Có khả năng sản xuất 225 tấn thép một
ngày. Với nhà máy mới, Carnegie có thể cung cấp đủ số thép mà quốc gia cần. Và
thép giúp ông có một gia tài.
Theo
Rockefeller, nếu biết cách xây dựng các mối quan hệ, bạn đã đặt một chân vào
ngưỡng cửa thành đạt. Đó là một bài học quan trọng mà Andrew Carnegie đã sớm nắm
bắt được ngay từ khi còn nhỏ. Vì gia cảnh khó khăn nên Andrew Carnegie không
được học đến nơi đến chốn. Ông chỉ ngồi trên ghế nhà trường được bốn năm, và
bắt đầu kiếm tiền từ khi lên bảy.
Trong khi
phải kiếm tiền, Andrew Carnegie vẫn luôn dành thời gian cho việc tự học. Ông
rất thích đọc sách và chính điều này là khởi nguồn cho tài đối nhân xử thế của
ông.
Phần lớn
thành công của Carnegie đến từ khả năng vượt qua những công việc khó khăn và
cống hiến toàn bộ năng lượng cho công việc của mình. Trong kinh doanh, điều đó
có nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng những sản phẩm hay dịch vụ bạn làm ra đều
tuyệt vời, khách hàng hài lòng và nhân viên vui vẻ phục vụ hiệu quả.
Việc này sẽ
giúp doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh cũng như giúp bạn mở rộng quy mô và
khai thác các cơ hội. Khi bạn tự hào về công việc của mình, bạn sẽ càng làm
việc hiệu quả hơn.
Cũng như
những gương thành công to lớn khác, Carnegie trước đây là một sinh viên học về
bản tính con người. Biết rằng chuyển năng lượng một cách hiệu quả vào lực lượng
lao động sẽ mang lại thành công. Cho nên, ông luôn tạo ra những mối quan hệ tốt
với các nhân viên của mình và thường thưởng cho nhân viên thứ mà họ muốn trong
chừng mực hợp lý.
Carnegie đã
giúp nhiều nhân viên của ông trở nên giàu có. Ví dụ điển hình là ông trả cho
giám đốc nhà máy Charles Schwab một triệu đô la một năm. Số tiền lớn này không
phải trả cho chuyên môn kỹ thuật của Charles mà cho khả năng động viên, thúc
đẩy nhân viên tuyệt vời của Charles Schwab.
Khi còn là
đứa trẻ nghèo ở nông thôn Scotland, Carnegie bắt được một con thỏ cái. Không
lâu sau, cô thỏ này sinh được một đàn con nhưng Carnegie không tìm được thức ăn
cho chúng. Ông nảy ra một kế: nhờ những đứa trẻ hàng xóm đi góp nhặt rau củ cho
thỏ. Bọn trẻ vô cùng sẵn lòng làm chuyện này khi Carnegie đề xuất: “Ai giúp tớ
thì tớ sẽ dùng tên người ấy gọi những con thỏ con”.
Khi bắt đầu
bước vào thương trường, ông lại dùng thuật đó. Ông lấy tên hội trưởng một công
ty xe lửa để đặt tên cho một xưởng lớn sản xuất thép của mình. Nhờ vậy mà
Carnegie sinh lời rất nhanh khi công ty xe lửa đó trở thành “khách hàng thân
thiết” mua đường ray xe lửa của Carnegie.
Cái tài nhớ
được và kính trọng tên bạn bè, đối tác, nhân viên… là một trong những bí quyết
làm cho ông nổi danh. Ông từng khẳng định mình có thể nhớ được tên hàng trăm
nhân công và khoe rằng ngày nào ông còn đích thân chỉ huy xí nghiệp thì ngày đó
công ty không hề có cuộc đình công nào cả.
Từ một kẻ
nghèo không một xu dính túi, Andrew Carnegie trở thành một tỉ phú và tạo ra rất
nhiều triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình. Ông thừa nhận mình không
giỏi chuyên môn nhưng có nhiều tài chinh phục lòng nhân. Những kinh nghiệm của
ông đã trở thành những bài học kinh điển cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế
giới./.
6 câu chuyện của những tỷ phú thành công nhất mọi thời đại
Đây là những
câu chuyện có sức hấp dẫn bền bỉ về những con người thành công từ hai bàn
tay trắng. Bạn sẽ thấy rằng sự thành công không phải do số phận mà là kết quả
của một hành trình nỗ lực, tư duy và thái độ đúng đắn. Xuất phát điểm của bạn ở
đâu, khó khăn, bất hạnh hay thất bại cũng không phải là vấn đề quan trọng ngăn cản
bước chân bạn.
Dưới đây là 6
câu chuyện tuyệt vời trên khắp thế giới sẽ đốt cháy ngọn lửa đam mê và cảm hứng
để bạn đạt được tất cả những gì mình mong muốn.
1. Andrew Carnegie – Vua thép lớn lên trong gia đình thợ dệt
Andrew
Carnegie (1835-1919), ông “vua thép” nước Mỹ, sinh ra tại Scotland. Từ một
người nghèo không một xu dính túi, ông trở thành một tỉ phú và tạo ra rất nhiều
triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình.
AndrewCarnegie sinh ra ở một căn nhà nhỏ tại Dunfermline, Scotland năm 1835. Sau khi
phá sản, trở nên nghèo khó, gia đình Carnegie từng phải tạo thói quen đi ngủ
sớm để quên đi cơn đói. 13 tuổi, ông bắt đầu làm việc cho một nhà máy dệt ở bộ
phận nồi hơi – nơi mà những cơn ác mộng về việc các nồi hơi phát nổ bất kỳ lúc
nào luôn ám ảnh Carnegie.
Năm 1873,
Carnegie đặt những viên gạch đầu tiên cho ngành kinh doanh thép của mình. Hơn
10 năm sau, Carnegie Steel đã lớn mạnh thành một đế chế nhờ ông chủ của nó đã
áp dụng tiến bộ khoa học ngay từ đầu. Trước năm 1990, Carnegie Steel sản xuất
hơn nửa số lượng thép của toàn nước Anh.
2. Sam Walton – ông vua bán lẻ ở Mỹ
ông từng là nhân
viên vắt sữa bò, phát bá Mệnh danh là “ông vua bán lẻ”, Sam Walton – sáng lập
tập đoàn bán lẻ Wal- Mart được lịch sử ghi nhận là một trong những người giàu
nhất thế giới trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Sam Walton đã tạo
ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh doanh thời bấy giờ, nhưng ít ai biết
rằng, ông khởi nghiệp chỉ với vài đồng xu trong túi.
Ông sinh năm
1918 trong một gia đình nông dân nghèo ở tiểu bang Oklahoma. Vào giai đoạn đại
khủng hoảng của nước Mỹ, gia đình Sam cũng như nhiều gia đình khác đều phải
chịu ảnh hưởng nặng nề. Từ năm lớp 7 đến khi học tại trường đại học Missouri,
với ý chí tự lập, Sam Walton đã làm nhiều công việc như nhân viên giao báo, bảo
vệ, phục vụ nhà hàng,… để nuôi sống bản thân, trang trải học phí. Tốt nghiệp
đại học, ông làm việc cho J.C Penny, nơi ông học hỏi được những kinh nghiệm đầu
tiên về công việc bán lẻ.
Ông đã vay để
mua cửa hàng đầu tiên, và nhờ sáng kiến đơn giản trong kinh doanh, ông đã sớm
mua cửa hàng thứ hai.. Và cửa hàng Wal-Mart đầu tiên thực sự ra đời vào ngày 02
Tháng Bảy năm 1962 tại Rogers, Arkansas. Vào thời điểm qua đời năm 1992, ông đã
sở hữu 1.960 cửa hàng Wal-Mart, 380.000 nhân công và tốc độ bán hàng hàng năm
khoảng 50 tỷ USD.
3. Oprah Winfrey – Nữ hoàng truyền thông từng bị lạm dụng tình dục
Nổi tiếng là
một trong những người nổi tiếng, giàu có và quyền lực nhất Hollywood, nhưng “nữ
hoàng truyền thông” Oprah Winfrey cũng là một nhà hoạt động xã hội vì quyền trẻ
em mạnh mẽ nhất.
Oprah Winfrey
là người Mỹ gốc Phi. Từ bé bà đã có một tuổi thơ đầy bất hạnh, bị bỏ rơi khi
mới lọt lòng, bị lạm dụng tình dục khi mới lên 9 trong nhiều năm trời, bị kỳ
thị chủng tộc. Nhưng có lẽ cú sốc tinh thần lớn nhất trong cuộc đời Oprah
Winfrey chính là cô phải làm mẹ ở tuổi 14 nhưng đứa bé bị chết yểu.
Với phong
cách thân thiện và khả năng làm chủ các đề tài lôi cuốn khán giả, chương trình
“The Oprah Winfrey Show” của Oprah đã được mở rộng ra khắp nước Mỹ, được xếp
hạng cao nhất trong số các chương trình talk show trên truyền hình. Chương
trình cũng duy trì vị trí quán quân hơn 20 năm qua, thu hút khoảng 30 triệu
khán giả ở Mỹ và một lượng lớn khán giả ở 109 nước trên thế giới.
Tính đến năm
2014, Oprah Winfrey có một giá trị tài sản vượt quá 2,9 tỷ đô la, Nữ hoàng
truyền thông Oprah Winfrey (56 tuổi) giành vị trí dẫn đầu top 100 ngôi sao
quyền lực thế giới năm 2010 do tạp chí danh tiếng Mỹ Forbes bình chọn.
4. Lý Gia Thành – Người giàu nhất ở châu Á
bỏ học năm 15 tuổi
Ông trùm kinh
doanh, đầu tư và cũng là nhà từ thiện giàu nhất Châu Á có trong tay khối tài
sản trị giá 31.9 tỷ USD (Theo Bloomberg Billionaires Index, tính đến tháng
16,2014).
Lý Gia Thành
sinh ra ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 15 tuổi, Sau khi cha mất, ông buộc
phải nghỉ học, làm việc ở một công ty nhựa 16 tiếng mỗi ngày. Nhờ chăm chỉ và
thật thà, ông được tín nhiệm đưa lên vị trí giám đốc xưởng sản xuất đồ nhựa khi
20 tuổi. Hai năm sau, Lý Gia Thành lập một xưởng sản xuất nhựa cho riêng mình.
Những năm
tiếp theo, ông không ngừng mở rộng quy mô để công ty Trường Giang Thực Nghiệp
trở thành một trong 10 tập đoàn hùng mạnh nhất Hồng Kông và có sức ảnh hưởng
rất lớn trên thị trường chứng khoán thế giới. Cũng trong giai đoạn này, ông đã
gây dựng nên Tập đoàn Hòa Ký Hoàng Phố, chuyên đầu tư vào các lĩnh vực tàu
biển, bất động sản, năng lượng, xây dựng…
Với khối tài
sản trị giá 26,5 tỷ USD, năm 2008, Lý Gia Thành có tên ở vị trí thứ 11 trong
bảng xếp hạng “Những người giàu nhất thế giới” của Forbes. Trước đó, năm 2001,
ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á.
5. Larry Ellison – trở thành CEO Oracle
từ tuổi thơ bất hạnh
Mẹ Ellison
sinh ra ông khi còn đang đi học và không thể chăm sóc ông chu đáo. Vì thế,
Ellison được một người họ hàng nhận nuôi từ khi còn rất nhỏ. Cha nuôi của ông
là một người Nga di cư rất nghèo. Sau khi mẹ nuôi qua đời, Ellison bỏ dở đại
học và chuyển đến California, làm hết nghề này đến nghề khác. Ông từng nói mình
có tất cả điều kiện bất lợi cần để thành công.
Năm 1977,
Ellison thành lập công ty phần mềm Oracle và trở thành tỷ phú với khối tài sản
52,1 tỷ USD. Ông luôn tâm đắc một câu nói của Thành Cát Tư Hãn: “Tôi thành công
thôi thì chưa đủ, những người khác còn phải thất bại nữa”.
6. Jan Koum – từ người nhập nghèo khó trở thành một ông trùm
Thung lũng Silicon
Sau khi
Facebook mua nhà cung cấp phần mềm OTT – Whatsapp với giá 16 tỷ USD, Koum trở
thành tỷ phú đôla với tài sản 6,8 tỷ USD.
Năm nay 37
tuổi, đồng sáng lập WhatsApp Jan Koum sinh ra ở Ukraine, trong một gia đình
nghèo, không có điện lẫn nước nóng. Năm 16 tuổi, gia đình anh chuyển đến Mỹ và
tiếp tục trải qua thời kỳ gian khổ, cuộc sống dựa chủ yếu vào tem phiếu thực
phẩm dành cho những người không mua nổi mua thức ăn.
Khi đang học
đại học, Koum vừa học vừa làm cho Tập đoàn Ernst & Young và sau đó chuyển
đến làm cho Yahoo ở vị trí kỹ sư hạ tầng. Sau đó, anh quyết định nghỉ học để
tập trung làm toàn thời gian tại Yahoo. Mẹ Koum qua đời vì bệnh ung thư năm
2000, ba năm sau cái chết của người bố. Vào tháng 1 năm 2009, Koum mua một
chiếc iPhone và nhận ra rằng kho ứng dụng App Store (lúc này đã thành lập được
7 tháng) có thể mở ra cả một ngành công nghiệp ứng dụng. Vào ngày sinh nhật của
mình, 24 tháng 2 năm 2009, ông quyết định thành lập WhatsApp Inc ở California.
8 bước để tạo ra nhiều nguồn thu nhâp
“Đừng
để quan điểm của những người tầm thường làm ảnh hưởng tới bạn. Nếu bạn mơ ước,
họ sẽ nghĩ bạn điên rồ. Nếu bạn thành công họ sẽ nghĩ bạn may mắn. Nếu bạn có
được của cải, họ sẽ nghĩ bạn tham lam. Đừng để tâm tới họ. Đơn giản là họ chẳng
hiểu gì cả”. - Robert G. Allen. Nếu muốn tự do tài chính, bạn phải tạo ra nhiều
nguồn thu nhập và dưới đây là 8 bước giúp bạn thực hiện điều đó thành công.
Ở tuổi 25, tôi đã bắt đầu lên kế hoạch
cho chiến lược đầu ra nhằm từ bỏ công việc bán hàng để trở thành doanh nhân và
theo đuổi niềm đam mê của mình: giúp mọi người tối đa hóa tiềm năng của họ và
cải thiện đáng kể các kết quả của họ.
Khi vẫn đang làm công việc bán hàng, tôi
đã mở công ty đầu tiên của mình (và là nguồn thu nhập thêm của tôi) và đóng vai
trò là người huấn luyện thành công cho doanh nghiệp và cá nhân. Trong chín năm
qua, bằng cách sử dụng chính xác công thức dưới đây, tôi đã có thể bổ sung thêm
9 nguồn thu nhập nữa trong đó bao gồm viết sách, diễn thuyết, huấn luyện cá
nhân và đội nhóm và tổ chức các sự kiện trực tiếp.
Với bất cứ ai coi trọng sự an toàn tài
chính và mong muốn có được sự tự do tài chính, thì việc tạo ra thêm ít nhất một
nguồn thu nhập không còn là một điều xa xỉ nữa, mà là sự cần thiết để bảo vệ
bạn và gia đình bạn khỏi những lúc thăng trầm không thể tránh khỏi của nền kinh
tế và ngành kinh doanh. Vì những rủi ro tài chính đều xuất phát từ việc dựa vào
duy nhất một nguồn thu nhập như một công việc hoặc một doanh nghiệp, nên bạn
cần cân nhắc tạo thêm ít nhất là một nguồn thu nhập để có được dòng tiền mặt.
Các dòng thu nhập thêm của bạn có thể là
chủ động hoặc thụ động hoặc là kết hợp cả hai. Ai đó trả tiền cho bạn để làm
việc mà bạn yêu thích thì đó là thu nhập chủ động, còn khi những người khác đem
lại thu nhập cho bạn mà bạn không phải làm gì cả thì đó là thu nhập thụ động.
Bạn có thể đa dạng hóa các dòng thu nhập trong nhiều ngành khác nhau để tránh
cho mình những tổn thất lớn trong những cuộc suy thoái ở một thị trường và cho
phép bạn tận hưởng lợi ích từ những thị trường phát đạt khác.
Đây thực sự là một trong những bí quyết
khiến những người giàu trở nên giàu có và duy trì được sự giàu có, và không may
là nó không được truyền lại cho số đông. Tin tốt là đây không phải là một điều
kỳ diệu, và thậm chí cũng không có gì phức tạp. Tạo ra dòng thu nhập tiếp theo
là một quá trình theo từng bước đơn giản, và bạn có thể sắp xếp để đem lại thu
nhập hằng tháng nhanh hơn mình tưởng.
1.
Thiết lập sự an toàn tài chính
Hiện giờ ý tưởng này không chỉ hấp dẫn
nữa mà nó là mệnh lệnh: Đừng tập trung thời gian và năng lượng của bạn vào việc
tạo dựng nguồn thu nhập thứ hai cho tới khi nguồn thu nhập đầu tiên của bạn đã
ổn định. Dù bạn có một công việc hằng ngày hoặc đang sở hữu một doanh nghiệp,
hãy tập trung thiết lập và bảo toàn thu nhập hằng tháng đầu tiên có thể hỗ trợ
cho các khoản chi của bạn trước khi theo đuổi các bước tiếp theo.
2.
Làm rõ giá trị độc đáo của bạn
Mọi người trên trái đất này đều có những
tài năng, các năng lực và các trải nghiệm cuộc sống và giá trị đặc biệt để trao
đi và để nhận lại những thứ cao hơn. Hãy tìm ra những hiểu biết, kinh nghiệm,
năng lực hoặc giải pháp của bạn mà những người khác coi trọng và có thể trả
tiền cho nó. Hãy nhớ rằng, có những thứ tưởng như là điều bình thường với bạn
nhưng với người khác lại không phải như vậy.
Bạn và tính cách đặc biệt của bạn có thể
tạo ra khác biệt cho những giá trị của bạn so với những người khác trên trái
đất. Nhiều người sẽ cộng hưởng với bạn (và phong cách của bạn) tốt hơn là những
người khác cũng đem lại giá trị tương tự như thế.
Kiến thức là thứ bạn có thể nhanh chóng
gia tăng. Như Tony Robbins đã viết trong cuốn Money: Master the Game: "Lý
do mọi người thành công là họ có những kiến thức mà những người khác không có.
Bạn trả tiền cho luật sư hoặc bác sĩ vì những kiến thức và kỹ năng mà bạn không
có”.
Hãy tăng vốn hiểu biết của bạn trong một
lĩnh vực cụ thể và bạn sẽ tăng giá trị mà mọi người sẽ trả cho bạn để dạy họ
những gì bạn biết hoặc áp dụng kiến thức của bạn vào hoàn cảnh của họ.
3.
Xác định thị trường của bạn
Hãy xác định xem ai là người bạn có thể
phục vụ tốt nhất. Với những giá trị mà
bạn có thể bổ sung cho những người khác hoặc những vấn đề mà bạn có thể giúp
mọi người giải quyết thì ai sẽ trả tiền để có những giá trị hoặc giải pháp mà
bạn cung cấp?
4.
Xây dựng một cộng đồng
Bước ngoặt trong cuộc sống tài chính của
tôi xảy ra khi tôi nghe tác giả kiêm triệu phú tự thân Dan Kennedy nói rằng:
"Tài sản giá trị nhất mà bạn có là danh sách email, vậy hãy tập trung phát
triển nó”.
Tôi không thích suy nghĩ rằng cộng đồng
email của tôi chỉ là danh sách tên mà là một nhóm các cá nhân, mỗi người đều có
các hi vọng và ước mơ của họ.
Dưới đây là cách bạn có thể xây dựng
cộng đồng của mình:
Mua một chương trình tạo email-marketing ( ví
dụ như Aweber, Infusionsoft).
Mua một chương trình để tạo ra trang opt-in
(đây là một hộp thông báo yêu cầu điền thông tin như Tên & Email để đăng ký
nhận tin tức mới cập nhật từ Blog qua email hoặc cung cấp thông tin cá nhân để
nhận quà tặng khuyến mại…-Lời người dịch) (ví dụ như LeadPages.com, Kajabi).
Tạo ra một thứ mang lại giá trị gia tăng
như một bản dự báo miễn phí, một ebook, một đoạn băng tiếng hoặc băng hình đào
tạo để mọi người vui vẻ cung cấp địa chỉ email nhằm đổi lấy giá trị mà bạn cung
cấp.
5.
Hỏi cộng đồng của bạn về các mong muốn của họ
Bạn có thể phỏng đoán hoặc giả thiết về
những điều mọi người mong ước hoặc muốn, đầu tư thời gian quý giá vào việc tạo
ra nó và hi vọng rằng những phỏng đoán của mình đúng. Nhưng hãy nhớ rằng: Hi
vọng hiếm khi là một chiến lược hay nhất.
Hoặc bạn có thể gửi một email tới các
thành viên trong cộng đồng của bạn có gắn link tới một bản khảo sát (sử dụng
dịch vụ miễn phí như SurveyMonkey), để hỏi xem họ muốn hoặc cần giúp trong lĩnh
vực mà bạn đã xác định là có thể đem lại giá trị. Hãy đặt ra những câu hỏi mở
để giúp bạn kích não hoặc đưa ra nhiều lựa chọn nếu bạn đã nghĩ đến những thứ
bạn có thể cung cấp.
6.
Tạo ra một giải pháp
Sau khi các thành viên cộng đồng của bạn
đã cho bạn biết những thứ họ cần, thì bạn đã có cơ hội vàng để làm việc và biến
nó thành hiện thực. Đây có thể là một sản phẩm số hoặc sản phẩm thực (một cuốn
sách, một đoạn băng hình, một chương trình hoặc phần mềm đào tạo) hoặc một dịch
vụ (dắt chó đi dạo, trông trẻ, huấn luyện, tư vấn, thuyết trình hoặc đào tạo).
7.
Lên kế hoạch cho việc ra mắt
Hãy nghĩ đến lúc Apple ra mắt các sản
phẩm của họ. Công ty này không chỉ quẳng sản phẩm lên kệ hoặc trang web của họ
mà họ đã biến nó thành một sự kiện. Apple đã tạo ra sự mong đợi từ nhiều tháng
trước đó và sự kỳ vọng đã nhiều đến nỗi mọi người đều sẵn lòng dựng lều trước
các cửa hàng hàng tuần để được xếp đầu danh sách mua hàng.
Bạn hãy làm như họ và tham khảo cách làm
trong cuốn Launch của Jeff Walker.
8.
Tìm một người hướng dẫn
Cách tốt nhất để rút ngắn thời gian học
của bạn và đạt được kết quả cụ thể là tìm những người đã đạt được những điều
bạn muốn đạt được và làm theo họ. Thay vì cố gắng tự mình tìm hiểu, hãy tìm ai
đã từng đạt được điều bạn muốn, xem xét cách làm của họ, bắt chước họ và biến
nó thành của bạn.
Khi tìm kiếm một người hướng dẫn trực tiếp,
bạn có thể thuê một huấn luyện viên, đọc sách hoặc các bài báo của một chuyện
gia hoặc nghiên cứu trên web. Sau khi cân nhắc, bạn có thể quyết định tiến hành
bước đầu tiên.
Hãy lên kế hoạch để bắt đầu thực hiện
lần lượt 8 bước trên trong vài tháng và bạn có thể tận hưởng những lợi ích, sự
an toàn và tự do tài chính tới từ việc có nhiều nguồn thu nhập.
Subscribe to:
Posts (Atom)