Andrew
Carnegie được mệnh danh là vua thép của nước Mỹ. Xuất thân bần hàn, nhưng nhờ
nỗ lực vượt khó, ông đã trở nên giàu có. Ông còn được biết đến như người giúp
tạo ra nhiều triệu phú USD nhất.
Không chỉ nổi
tiếng về độ giàu có, Carnegie còn được biết đến với tư cách là một tỷ phú giàu
lòng bác ái. Ông từng đóng góp tới 90% tài sản cá nhân tương đương với gần 350,7
triệu USD làm từ thiện.
Năm 2007, ông
từng được tạp chí Fortune bình chọn là người giàu thứ 6 trong lịch sử Mỹ.
Andrew Carnegie chào đời trong một ngôi nhà nhỏ ở Dunfermline, Scotland vào
ngày 25/11/1835.
Nhiều thế hệ
nhà Carnegie nổi tiếng với nghề dệt vải bằng khung cửi, nhưng cuộc cách mạng
công nghiệp đã khiến việc kinh doanh của họ bị đổ vỡ. Gia đình Andrew Carnegie
trở nên nghèo khó tới mức hàng ngày họ phải đi ngủ sớm để “quên đi cái đói
khủng khiếp đang hành hạ”.
Năm 1848, gia
đình ông rời quê hương sang Mỹ – miền đất hứa của rất nhiều người lao động
nghèo châu âu thời ấy. Và khi thấy người cha phải đi xin xỏ việc làm, Carnegie
đã thấy trong tim mình một sự thôi thúc.
Năm 12 tuổi,
gia đình Carnegie đã chuyển tới thành phố Pittsburgh, nơi hai người dì của ông
đang sinh sống. Cả nhà họ phải ngủ chung với nhau trong một căn phòng. Lên 13
tuổi, ông bắt đầu làm việc cho một nhà máy dệt. Công việc của ông là vận hành
một động cơ hơi nước nhỏ và đốt nóng một cái nồi hơi trong hầm chứa của nhà máy
sản xuất cuộn chỉ. Và đêm nào, ông cũng gặp ác mộng nồi hơi của nhà máy bị phát
nổ.
Nhà máy dệt nơi Carnegie làm việc |
Năm 1849, ông
chuyển sang làm chân giao điện tín. Chính công việc này giúp ông biết và ghi
nhớ được tên của hầu như tất cả doanh nghiệp và những nhân vật quan trọng trong
vùng. Năm 17 tuổi, Carnegie vào làm ở hãng đường sắt Pennsylvania với vai trò
trợ lý và là nhân viên điện báo cho Thomas Scott, một trong các quan chức hàng
đầu của ngành đường sắt.
Công việc này
giúp ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm về công nghiệp đường sắt và kinh
doanh nói chung. Lương của ông khi đó là 35 USD/tháng. 3 năm sau, Carnegie được
thăng chức làm người giám sát. Khi làm việc ở đây, Carnegie cũng bắt đầu đầu
tư.
Khoản đầu tư
đầu tiên của ông là số cổ phiếu trị giá đến 600 USD của một công ty đường sắt.
Chỉ ít lâu sau, ông đã bán lại số cổ phiếu này và thu được hàng chục nghìn USD.
Bên cạnh ngành đường sắt, ông cũng đầu tư vào công nghiệp khai thác dầu mỏ và
thu được nhiều khoản hời lớn.
Năm 1865, ông
rời công ty đường sắt và chuyển tới New York để theo đuổi những sở thích kinh
doanh riêng. Tại đây, ông cùng mẹ đã thuê một phòng ở khách sạn St Nicholas.
Trong 10 năm kế tiếp, Carnegie dành hầu hết thời gian cho ngành thép. Công việc
của ông tại Công ty Thép Carnegie đã mở ra thời kỳ cách mạng hóa hoạt động sản
xuất thép ở Hoa Kỳ.
Khách sạn ST Nicholas |
Carnegie xây
dựng các nhà máy trên khắp đất nước, dùng các phương pháp và công nghệ giúp sản
xuất thép dễ, nhanh và năng suất cao hơn. Năm 1897, Carnegie trở lại Scotland
và bỏ tiền mua tòa lâu đài Skibo. Ông gọi khu bất động sản này “thiên đường
trên trái đất”.
Năm 1900,
Công ty Thép Carnegie đã sản xuất ra lượng thép nhiều hơn cả nước Anh. Năm
1901, Carnegie đã thay đổi cuộc đời mình khi bán công ty cho United States
Steel Corporation, thuộc sở hữu của huyền thoại tài chính J. P. Morgan.
Thương vụ này
mang về cho ông 480 triệu USD (tương đương 309,2 tỷ USD ở thời điểm hiện nay).
Ở tuổi 65, ông quyết định dùng hết thời gian còn lại để giúp đỡ người khác. Ông
bắt đầu xây dựng thư viện, trường học và đóng góp từ thiện. Ông đã đóng góp
khoảng 5 triệu USD cho Thư viện Công cộng New York, giúp thư viện này mở thêm một
số chi nhánh năm 1901.
Công ty thép của Carnegie |
Andrew
Carnegie từng nói với nhiều người, những tri thức và hiểu biết của ông đều do
tự học và tự đọc qua sách mà có cả. Ông đã tài trợ cho gần 3.000 thư viện, công
viên, giáo dục, nghệ thuật… Ứớc tính ông đã đóng góp 60 triệu USD cho các thư
viện, 78 triệu USD cho giáo dục, tặng các giáo đường 7.000 đàn piano… Tỷ phú
Carnegie đã qua đời ngày 11/8/1919.
Andrew
Carnegie Với Giấc Mơ Xây Dựng Nước Mỹ Hiện Đại
Ở tuổi 24,
Carnegie đã đảm nhận vị trí giám đốc công ty đường sắt Pennsylvania. Làm việc
cùng với Scott để nhìn xa trông rộng mở rộng đường sắt về phía Tây. Cây cầu mà
Scott vạch ra sẽ là cây cầu lớn nhất nước Mỹ. Vấn đề là, Carnegie không biết
làm sao thế nào để xây nó.
Cây cầu bắc
qua sông Mississippi sẽ nối phía đông với phía tây, điều chưa từng có trước
đây. Vượt qua sông Mississippi, đó là chìa khóa cho thành công đối với bất kỳ
công ty đường sắt nào. Một khi đã vượt qua được sông Mississippi bạn có thể
tiến về phía tây. Carnegie biết phải mạo hiểm thì mới thành công lớn. Ông đầu
tư mọi thứ ông có vào cây cầu. Andrew Carnegie chuẩn bị cẩn thận từng bước một.
Ông tin mình có thể làm được.
Cây cầu bắc qua sông Mississippi |
Thép là kim
loại cứng nhất từng được sản xuất vào thời điểm đó, được tạo thành bởi hỗn hợp
sắt và các bon ở nhiệt độ hơn 2000 độ. Vấn đề là nó quá đắt đỏ và rất khó để
sản xuất hàng loạt. Ở thời của Carnegie sắt rất hiếm, nó chỉ được dùng để sản
xuất các đồ vật nhỏ như nĩa, dao, và đồ trang trí. Cho tới tận lúc đó chưa ai
từng dùng sắt để xây dựng các công trình lớn.
Ở tuổi 33,
Andrew Carnegie đã sẵn sàng đương đầu với những điều không thể. Xây dựng cây
cầu lớn đầu tiên bắc qua sông Mississippi là điều tưởng như không thể đầu tiên
để kết nối nước Mỹ. Nhưng quyết định sử dụng thép đã cho Carnegie thấy sự tốn
kém. Sau 2 năm lập kế hoạch Carnegie mới bắt đầu xây dựng. Dù tính toán rất chi
tiết nhưng chi phí xây dựng liên tục tăng.
Ngân quỹ
không còn đồng nào, Carnegie buộc phải tạm dừng xây dựng. Giấc mơ đẹp của ông
dần trở thành ác mộng. Nhưng ông sẽ không bỏ cuộc mà không chiến đấu. Carnegie
đang kiên định xây dựng cây cầu của mình bằng thép, thứ kim loại chưa được kiểm
chứng. Với một mức giá khổng lồ. Công trình xây dựng vượt dự toán nhiều lần
khiến quỹ xây dựng của Carnegie nhanh chóng trống rỗng. Đó là một áp lực không
nhỏ mà Canegie phải giải quyết.
Nỗ lực của
Carnegie cuối cùng đã có kết quả: tài chính được đảm bảo. Và sau 4 năm, cây cầu
được hoàn thành. Sau thành công đó, Carnegie nhận thêm nhiều đơn hàng cho thép
của ông, hơn nhiều lần khả năng ông có thể cung cấp. Và khách hàng lớn nhất của
ông là ngành công nghiệp mà ông nắm rõ nhất. Đường sắt đang tìm cách thay thế
các cây cầu cũng như đường ray của họ bằng thép. Nhưng Carnegie không thể sản
xuất đủ thứ kim loại mới này cho các đơn hàng.
Ông cần phải
tăng cường khả năng sản xuất của mình. Và để làm điều đó, ông cần huy động thêm
vốn bổ sung. Vậy nên ông quay lại người thầy cũ của mình, Tom Scott. Với sự
giúp đỡ của Scott, Carnegie đã có số vốn hơn 21 triệu đô-la theo tỉ giá hiện
nay. Với số tiền đó, ông bắt đầu xây dựng nhà máy thép đầu tiên của mình. Ông
nhìn thấy tương lai và ông sẵn sàng đầu tư vào nơi mà những nhà đầu tư Mỹ khác
đang sẵn sàng đầu tư: xây dựng các nhà máy khổng lồ.
Với diện tích
hơn 4 ngàn (4 mươi ngàn) mét vuông tại ngoại ô Pittsburgh, nhà máy thép
Carnegie là nhà máy lớn nhất quốc gia. Có khả năng sản xuất 225 tấn thép một
ngày. Với nhà máy mới, Carnegie có thể cung cấp đủ số thép mà quốc gia cần. Và
thép giúp ông có một gia tài.
Theo
Rockefeller, nếu biết cách xây dựng các mối quan hệ, bạn đã đặt một chân vào
ngưỡng cửa thành đạt. Đó là một bài học quan trọng mà Andrew Carnegie đã sớm nắm
bắt được ngay từ khi còn nhỏ. Vì gia cảnh khó khăn nên Andrew Carnegie không
được học đến nơi đến chốn. Ông chỉ ngồi trên ghế nhà trường được bốn năm, và
bắt đầu kiếm tiền từ khi lên bảy.
Trong khi
phải kiếm tiền, Andrew Carnegie vẫn luôn dành thời gian cho việc tự học. Ông
rất thích đọc sách và chính điều này là khởi nguồn cho tài đối nhân xử thế của
ông.
Phần lớn
thành công của Carnegie đến từ khả năng vượt qua những công việc khó khăn và
cống hiến toàn bộ năng lượng cho công việc của mình. Trong kinh doanh, điều đó
có nghĩa là bạn phải đảm bảo rằng những sản phẩm hay dịch vụ bạn làm ra đều
tuyệt vời, khách hàng hài lòng và nhân viên vui vẻ phục vụ hiệu quả.
Việc này sẽ
giúp doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh cũng như giúp bạn mở rộng quy mô và
khai thác các cơ hội. Khi bạn tự hào về công việc của mình, bạn sẽ càng làm
việc hiệu quả hơn.
Cũng như
những gương thành công to lớn khác, Carnegie trước đây là một sinh viên học về
bản tính con người. Biết rằng chuyển năng lượng một cách hiệu quả vào lực lượng
lao động sẽ mang lại thành công. Cho nên, ông luôn tạo ra những mối quan hệ tốt
với các nhân viên của mình và thường thưởng cho nhân viên thứ mà họ muốn trong
chừng mực hợp lý.
Carnegie đã
giúp nhiều nhân viên của ông trở nên giàu có. Ví dụ điển hình là ông trả cho
giám đốc nhà máy Charles Schwab một triệu đô la một năm. Số tiền lớn này không
phải trả cho chuyên môn kỹ thuật của Charles mà cho khả năng động viên, thúc
đẩy nhân viên tuyệt vời của Charles Schwab.
Khi còn là
đứa trẻ nghèo ở nông thôn Scotland, Carnegie bắt được một con thỏ cái. Không
lâu sau, cô thỏ này sinh được một đàn con nhưng Carnegie không tìm được thức ăn
cho chúng. Ông nảy ra một kế: nhờ những đứa trẻ hàng xóm đi góp nhặt rau củ cho
thỏ. Bọn trẻ vô cùng sẵn lòng làm chuyện này khi Carnegie đề xuất: “Ai giúp tớ
thì tớ sẽ dùng tên người ấy gọi những con thỏ con”.
Khi bắt đầu
bước vào thương trường, ông lại dùng thuật đó. Ông lấy tên hội trưởng một công
ty xe lửa để đặt tên cho một xưởng lớn sản xuất thép của mình. Nhờ vậy mà
Carnegie sinh lời rất nhanh khi công ty xe lửa đó trở thành “khách hàng thân
thiết” mua đường ray xe lửa của Carnegie.
Cái tài nhớ
được và kính trọng tên bạn bè, đối tác, nhân viên… là một trong những bí quyết
làm cho ông nổi danh. Ông từng khẳng định mình có thể nhớ được tên hàng trăm
nhân công và khoe rằng ngày nào ông còn đích thân chỉ huy xí nghiệp thì ngày đó
công ty không hề có cuộc đình công nào cả.
Từ một kẻ
nghèo không một xu dính túi, Andrew Carnegie trở thành một tỉ phú và tạo ra rất
nhiều triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình. Ông thừa nhận mình không
giỏi chuyên môn nhưng có nhiều tài chinh phục lòng nhân. Những kinh nghiệm của
ông đã trở thành những bài học kinh điển cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế
giới./.
No comments:
Post a Comment