12.6.17

Hướng dẫn số 72/STMT-HD về trình tự cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất

    UBND TỈNH SƠN LA
SỞ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
 

       Số: 72/STNMT-HD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 


Sơn La, ngày 15 tháng 7 năm 2013

HƯỚNG DẪN
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu
 cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La
 

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày  29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);
Căn cứ Chị thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng chính phủ về tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT);
Căn cứ Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000;
Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT).
Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT);
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT);
Căn cứ Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến  thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT);
Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 08/2011/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 17/5/2013 của UBND tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2013.
Để triển khai việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự tiến hành như sau:
I. Một số nguyên tắc chung
1. Việc lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu được thực hiện đối với những thửa đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Việc quyết toán kinh phí căn cứ vào sản phẩm cuối cùng là Giấy chứng nhận được cấp cho hộ gia đình, cá nhân (gọi tắt là người sử dụng đất).
3. Việc triển khai công tác trích đo địa chính thửa đất, khu đất; chỉnh lý, trích lục bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu phải thực hiện theo hình thức cuốn chiếu từng xã một. Hoàn thiện thủ tục trình UBND huyện, thành phố ban hành quyết định cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
II. Nội dung, trình tự tiến hành
Bước 1. Công tác chuẩn bị
  - UBND cấp huyện chỉ đạo UBND các xã thành lập Hội đồng tư vấn giao đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu cấp xã (gọi tắt là Hội đồng tư vấn); Thành phần Hội đồng tư vấn gồm:
+ Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân xã  - Chủ tịch Hội đồng;
+ Cán bộ địa chính xã - Phó Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện Măt trận TQVN, Hội Nông dân xã - Thành viên;
+ Các trưởng bản nơi có các hộ cần cấp Giấy lần đầu - Thành viên;
+ Mời các thành phần có liên quan tham gia, gồm có:
·     Cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện;
·     Cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
- Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn:
+ Xem xét và đề xuất ý kiến đối với các trường hợp được giao đất, cấp Giấy chứng nhận (theo quy định tại điểm a, đểm b khoản 1 Điều 123 Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đối với trường hợp giao đất, cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân).
+ Xem xét, đề xuất ý kiến đối với phương án giao đất, cấp Giấy chứng nhận; niêm yết công khai danh sách các trường hợp được giao đất, cấp Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã; tổ chức tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; lập hồ sơ xin giao đất, cấp Giấy chứng nhận gửi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (theo quy định tại điểm a, đểm b khoản 1 Điều 124 Nghị định số 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đối với trường hợp giao đất, cấp Giấy chứng nhận đất ở).
+ Thu thập các loại bản đồ: Giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000; Quy hoạch 3 loại rừng; bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và các loại bản đồ khác có liên quan để thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
+ Để tránh việc trích đo địa chính, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận chồng lên diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận. Trước khi tiến hành công tác đo đạc cần xác định ranh giới đất lâm nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận và đất sản xuất nông nghiệp cần cấp Giấy chứng nhận bằng phương pháp chồng ghép bản đồ giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 với bản đồ địa chính cơ sở dự kiến đo vẽ, cấp giấy (không cho phép 01 thửa đất cấp giấy 02 lần).
+ Khảo sát các khu vực cần đo vẽ, cấp Giấy và lập kế hoạch để tiến hành đo đạc, cấp Giấy lần đầu cho các hộ (trong kế hoạch cần nêu rõ khu vực cần đo đạc, trích đo địa chính...; thời gian triển khai từng khâu công việc).
Bước 2: Công tác đo đạc, lập bản đồ, sơ đồ thửa đất:
A. Đối với trường hợp các xã có nhiều diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận các thửa đất lớn, nằm tập trung thì tiến hành trích đo địa chính; chỉnh lý biến động hoặc trích lục bản đồ theo phương pháp đo vẽ chính quy (đo vẽ theo quy trình quy phạm).
1) Xây dựng lưới khống chế đo vẽ chi tiết:
a) Với các khu vực đo có điểm toạ độ, độ cao nhà nước (từ điểm KV 1 trở lên):
- Xây dựng điểm khống chế đo vẽ: Kế thừa sử dụng lưới địa chính hiện có để phát triển lưới không chế đo vẽ. Nếu khu vực đo không có hoặc ở xa điểm mốc địa chính (cách khu đo trên 2 km) thì có thể xây dựng các cặp mốc khống chế nằm ngoài khu đo, tiến hành đo nối toạ độ, độ cao từ mốc địa chính có độ chính xác tương đương lưới địa chính làm cơ sở để thành lập lưới khống chế đo vẽ.
b) Với khu vực không có điểm toạ độ nhà nước:
- Cho phép xây dựng hệ tọa độ độc lập, giả định dựa theo tọa độ được biểu thị trên bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1/10.000, xác định các yếu tố địa hình, địa vật tương quan hoặc dùng GPS cầm tay để lấy toạ độ giả định, nhằm mục đích sau này để ghép vào bản đồ địa chính chính quy và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai.
+ Mốc toạ độ điểm máy (mốc đo vẽ chi tiết), tối thiểu phải có 02 điểm (nằm trong hoặc ngoài khu đo, có tính ổn định, lâu dài, dễ tìm. Mốc được đổ bằng bê tông có gắn dấu sứ hoặc đinh sắt).
2) Triển khai công tác đo vẽ :
2.1. Các xã thuộc dự án Đo đạc tổng thể, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tổng số 35 xã, phường, thị trấn, cụ thể: huyện Mường La 15 xã, 01 thị trấn; thành phố Sơn La 07 phường, 04 xã; huyện Mai Sơn 07 xã, 01 thị trấn (có danh sách kèm theo). Yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thành công tác đo đạc, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho người sử dụng đất trước ngày 15/12/2013.
2.2. Các xã đo Địa chính còn lại. Tổng số 52 xã, Gồm: 8 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Sông Mã; 12 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Phù Yên và 30 xã dọc Quốc lộ 6 (có danh sách kèm theo) được thực hiện như sau:
a) Khu đo có vị trí, hình thể, diện tích, loại đất… đúng với hiện trạng của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì tiến hành công tác trích lục bản đồ.
b) Khu đo có vị trí, hình thể, diện tích, loại đất… biến động nhỏ hơn 40% thì tiến hành chỉnh lý biến động trên bản đồ trước khi thực hiện công tác Trích lục bản đồ (Có biên bản kiểm tra xác minh và có xác nhận của phòng Tài nguyên và Môi trường).
 c) Trường hợp khu đo có vị trí, hình thể, diện tích, loại đất…biến động lớn hơn 40% thì thực hiện công tác trích đo địa chính thửa đất (Có biên bản kiểm tra xác minh và có xác nhận của phòng Tài nguyên và Môi trường).
2.3. Các xã chưa triển khai công tác đo đạc Địa chính (trừ các xã nêu tại mục 2.1 và điểm a,b mục 2.2 trong phần triển khai công tác đo vẽ).Thì tiến hành trích đo địa chính thửa đất, khu đất.
3) Yêu cầu về kỹ thuật với sản phẩm trích lục, trích đo bản đồ địa chính:
-  Phần thể hiện trên file số và dạng giấy:
+ Chiều dài các cạnh của ranh giới khu đất;
+ Chủ sử dụng đất giáp ranh;
+ Mốc toạ độ điểm máy;
+ Trên bản đồ trích lục, trích đo phải có ký hiệu chỉ hướng Bắc - Nam;
+ Ghi rõ phía dưới, khung nam, bên phải bản đồ sử dụng hệ toạ độ và độ cao (VN2000,  giả định...).
- Về Tỷ lệ bản đồ:
 Thực hiện theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy phạm thành lập bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000. Tỷ lệ bản đồ được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với đất ở, đất vườn ao liền kề và đất ruộng thì trích đo địa chính tỷ lệ: 1/1000.
+ Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm thì tiến hành trích đo địa chính tỷ lệ: 1/5000.
4) Kiểm tra nghiệm thu:
Sản phẩm trích lục, trích đo địa chính được kiểm tra theo đúng quy trình tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009, Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tổ chức kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu sản phẩm địa chính: UBND các huyện, thành phố giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, thẩm định chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm địa chính theo quy định.
5) Sản phẩm giao nộp:
  Sau khi được cấp có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu, sản phẩm được giao nộp cho Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Tài liệu giao nộp gồm có:
- Lưới khống chế đo vẽ:
+ Các bảng thành quả tính toạ độ, độ cao lưới khống chế đo vẽ.
+ Các loại sổ, đĩa ghi số liệu đo lưới khống chế đo vẽ.
+ Sổ đo chi tiết hoặc đĩa ghi dữ liệu đo ( theo quy định của Bộ TNMT ).
+ Báo cáo tổng kết kỹ thuật.
+ Báo cáo kiểm tra nghiệm thu
- Bản đồ và các tài liệu có liên quan:
+Bản đồ trích lục, trích đo địa chính phục vụ cho công tác lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
+ Các bảng biểu tổng hợp, thống kê diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân.
+ Hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT, Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT.
B. Đối với trường hợp những nơi chỉ còn một số thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận, phân bố rải rác thì được sử dụng sơ đồ thửa đất của người sử dụng đất tự đo vẽ để cấp giấy chứng nhận.
1. Nội dung đo vẽ:
- Trên cơ sở thực tế các thửa đất ngoài thực địa, chủ hộ sử dụng đất cùng Hội đồng giao đất thực hiện công tác vẽ sơ đồ thửa đất. Sơ đồ thửa đất yêu cầu phải thể hiện đầy đủ các thông tin về thửa đất và ghi kích thước từng cạnh thửa đất, các tên chủ sử dụng đất lền kề.
- Tính diện tích: Trên cơ sở sơ đồ thửa đất đã được đo vẽ, cách tính diện tích thửa đất bằng phương pháp hình học đơn giản (Cắt hình và tính diện tích ngay tại thực địa, ghi diện tích lên sơ đồ vừa đo vẽ).
- Về lực lượng đo vẽ: Hội đồng tư vấn của xã phối hợp với chính quyền bản và chủ sử dụng đất tiến hành đo vẽ, lập sơ đồ thửa đất và lập biên bản xác minh nguồn gốc hiện trạng, vị trí ranh giới thửa đất.
- Ký xác nhận sơ đồ thửa đất: Đại diện UBND xã, Chủ sử dụng đất, cán bộ địa chính xã và các chủ sử dụng đất liền kề ký xác nhận vào sơ đồ thửa đất để làm cơ sở lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
Đối với hộ gia đình có nhiều thửa đất thì đánh số thứ tự từng sơ đồ thửa đất từ 1, 2 ... đến hết. Sơ đồ trùng với số thứ tự thửa đất ( số sơ đồ thửa đất được đánh tạm bằng bút chì, sau khi đo xong 01 bản, số sơ đồ thửa đất sẽ được đánh lại theo đơn vị tổ, bản, tiểu khu).
(Có mẫu sơ đồ thửa đất kèm theo)
2) Kiểm tra nghiệm thu:
Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, thẩm định sản phẩm Sơ đồ thửa đất theo quy định. Sơ đồ thửa đất này được làm cơ sở để lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Người đo vẽ và các thành phần tham gia đo đạc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hình thể, diện tích và các tên chủ sử dụng đất liền kề là đúng thực tế.
3) Sản phẩm giao nộp:
  Sau khi được cấp có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu, sản phẩm được giao nộp cho Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Tài liệu giao nộp gồm có:
+ Sơ đồ thửa đất phục vụ cho công tác lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
+ Các bảng biểu tổng hợp, thống kê diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân.
+ Biên bản kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm sơ đồ thửa đất.
Bước 3: Lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Trên cơ sở bản đồ địa chính,  sơ đồ thửa đất đã được nghiệm thu đơn vị tư vấn cùng Hội đồng tư vấn cấp Giấy chứng nhận hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (mẫu số 01/ĐK-GCN Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT). Mỗi hộ gia đình lập 01 bộ hồ sơ và hai (02) đơn. Trong đó:
- 01 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đối với đất ở hoặc đất ở có vườn, ao liền kề;
- 01 Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản.
Trường hợp có nhiều thửa đất cấp cùng 01 Giấy chứng nhận thì ghi bổ sung vào phần cuối (Tại mục 3 - Thửa đất đăng ký quyền sử dụng của đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận, ghi như sau: có danh sách các thửa đất đề nghị cấp chung một (01) Giấy chứng nhận kèm theo). Kèm theo đơn là danh sách các thửa đất đề nghị cấp cùng (01) Giấy chứng nhận (mẫu số 05/ĐK-GCN Thông tư 17/2009/TT-BTNMT);
b) Một trong các loại giấy tờ về chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (nếu có);
c) Giấy tờ về thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
d) Danh sách công khai các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 05/ĐK Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ); Danh sách công khai các trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 06/ĐK Thông tư 09/2007/TT-BTNMT). Việc công khai danh sách được tổ chức họp công bố tại từng bản (tổ, tiểu khu);
đ) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính cho riêng từng thửa hoặc khu vực thửa đất chưa cấp giấy (bản giấy và bản số);
e) Sổ quy chủ (đối với trường hợp trích đo địa chính khu vực thửa đất chưa cấp giấy);
f) Biên bản xác minh nguồn gốc hiện trạng, vị trí ranh giới thửa đất;
g) Trích lục hình thể thửa đất đối với thửa đất ở có đất vườn, ao liền kề theo quy định tại Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 và Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoặc Sơ đồ thửa đất (đối với thửa đất mà người sử dụng đất tự đo vẽ);
h) Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính;
i) Tờ trình của Uỷ ban nhân dân xã đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố cấp Giấy chứng nhận (mẫu số 02/HD, kèm theo hướng dẫn này).
- Về hạn mức đất ở căn cứ vào quy định ban hành kèm theo Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 của UBND tỉnh về việc quy định cụ thể một số điều của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.
- Hạn mức giao đất nông nghiệp căn cứ vào Điều 70 Luật Đất đai năm 2003; Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Bước 4: Bàn giao hồ sơ để kiểm tra
- Sau khi hoàn thiện xong hồ sơ, chủ đầu tư tiến hành kiểm tra, nghiệm thu hồ sơ theo Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT, Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT. Sau khi hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu, đơn vị tư vấn bàn giao hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Hồ sơ bàn giao gồm các tài liệu tại Bước 3 hướng dẫn này.
- Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Văn phòng đăng ký sử quyền dụng đất cấp huyện tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, tính hợp lệ và tính chính xác của hồ sơ theo quy định. Trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung thì ký xác nhận vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của từng hộ gia đình, danh sách đủ điều kiện và bản đồ địa chính, trường hợp phải chỉnh sửa, bổ sung thì có ý kiến bằng văn bản gửi đơn vị tư vấn để chỉnh sửa, bổ sung theo quy định.
- Sau khi ký xác nhận đầy đủ vào hồ sơ trên, Văn phòng đăng ký sử quyền dụng đất cấp huyện xác nhận và ghi đầy đủ các chỉ tiêu vào "Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính" ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, sau đó chuyển giao cho cơ quan Thuế một (01) bộ hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; dự thảo Tờ trình của phòng Tài nguyên và Môi trường và Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện về việc cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất để gửi phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định.
* Hồ sơ trình thẩm định gồm có:
- Các tài liệu nêu tại bước 3 hướng dẫn này;
- Dự thảo Tờ trình của phòng Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND huyện về việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân (mẫu số 08/ĐK ban hành theo thông tư số 09/2007/TT-BTNMT);
- Dự thảo quyết định của UBND huyện về việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ (mẫu số 06b/ĐĐ ban hành kèm theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT).
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và in Giấy chứng nhận
a) Thẩm định hồ sơ
  Sau khi nhận đủ hồ sơ từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung thì Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện chuyển lại hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa, trường hợp không phải bổ sung thì đơn vị tư vấn tiến hành in Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
  b) In Giấy chứng nhận
- Sau khi phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định xong, chuyển nội dung thẩm định cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để yêu cầu Đơn vị tư vấn chỉnh sửa, bổ sung (nếu có). Trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung Phòng Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện Tờ trình và dự thảo Quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện về việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ (kèm theo danh sách các hộ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận), đơn vị tư vấn tiến hành in Giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận được in 02 giấy/hộ: (01 GCN đất ở + đất vườn, ao liền kề và 01 GCN đất nông nghiệp); trích lục hình thể thửa đất trên Giấy chứng nhận: Chỉ trích lục đối với đất ở và đất vườn, ao liền kề đất ở.
- Sau khi in xong Giấy chứng nhận, Đơn vị tư vấn chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra.
- Sau khi kiểm tra đạt yêu cầu Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký quyết định và Giấy  chứng nhận cho người sử dụng đất.
* Một số điểm lưu ý về viết Giấy chứng nhận:
- Các nội dung ghi trên giấy: Thực hiện viết Giấy chứng nhận theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nội dung về tên người sử dụng đất: Ghi tên cả vợ và chồng (nếu có), số giấy chứng minh nhân dân hoặc số giấy chứng minh quân đội nhân dân.
- Sơ đồ thửa đất thể hiện hình thể, chiều dài các cạnh thửa, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam; tọa độ đỉnh thửa (nếu thể hiện được); chỉ giới quy hoạch, chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn công trình (nếu có);
- Trường hợp người sử dụng đất sử dụng nhiều thửa đất không thể hiện hết trên trang 2 của Giấy chứng nhận thì cấp Giấy chứng nhận khác để thể hiện các thửa đất còn lại.
Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ địa chính
Sau khi Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký Quyết định và Giấy chứng nhận, phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển Quyết định và Giấy chứng nhận cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để chuyển cho đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ địa chính gồm các nội dung công việc sau:
- Phô tô một (01) bản Giấy chứng nhận đã ký để lưu cùng hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;
- Cập nhật dữ liệu hồ sơ địa chính;
- In sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận (Theo quy định tại Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);
- Hoàn thiện hồ sơ địa chính theo quy định.
Bước 7: Bàn giao hồ sơ; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất
Sau khi hoàn thiện hồ sơ nêu tại Bước 6 trên đây, đơn vị tư vấn đo đạc chủ trì tiến hành bàn giao hồ sơ như sau:
a) Cùng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện bàn giao hồ sơ địa chính và Giấy chứng nhận đã ký cho Uỷ ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ bàn giao gồm có:
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính cho riêng từng thửa hoặc khu vực thửa đất, sơ đồ thửa đất (bản giấy): 01 bộ;
- Sổ địa chính (bản giấy):  01 bộ;
- Sổ mục kê đất đai (bản giấy): 01 bộ;
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận (kèm theo danh sách các hộ được cấp GCN): 01 bộ);
- Giấy chứng nhận đã ký để Uỷ ban nhân dân cấp xã trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
  b) Giao nộp kết quả lập hồ sơ địa chính cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để đưa vào lưu trữ, cập nhập biến động theo quy định. Hồ sơ bàn giao gồm có:
- Thiết bị nhớ là đĩa CD chứa dữ liệu đất đai, gồm: Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính cho riêng từng thửa hoặc khu vực thửa đất và các thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính gồm: (Dữ liệu thửa đất, dữ liệu người sử dụng đất, dữ liệu về mục đích sử dụng, dữ liệu về nguồn gốc sử dụng, dữ liệu về thời hạn sử dụng đất, dữ liệu về nghĩa vụ tài chính (nếu có), dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất, dữ liệu về Giấy chứng nhận, dữ liệu về các đối tượng chiếm đất…): 01 bộ;
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính cho riêng từng thửa hoặc khu vực thửa đất (bản giấy): 01 bộ;
- Sổ mục kê (bản giấy): 01 bộ;
- Sổ địa chính (bản giấy): 01 bộ;
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận (Kèm theo danh sách các hộ đủ điều kiện): 01 bộ.
- Các biên bản kiểm tra trong quá trình thực hiện các bước công việc.
c) Bàn giao cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để lưu trữ hồ sơ, tài liệu và hồ sơ địa chính đã được cấp Giấy chứng nhận. Hồ sơ bàn giao gồm có:
-  Thiết bị ghi nhớ là đĩa CD chứa dữ liệu đất đai, gồm: Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính cho riêng từng thửa hoặc khu vực thửa đất và các thông tin dữ liệu thuộc tính địa chính, gồm: (Dữ liệu thửa đất, dữ liệu người sử dụng đất, dữ liệu về mục đích sử dụng, dữ liệu về nguồn gốc sử dụng, dữ liệu về thời hạn sử dụng đất, dữ liệu về nghĩa vụ tài chính (nếu có), dữ liệu về hạn chế quyền sử dụng đất, dữ liệu về Giấy chứng nhận, dữ liệu về các đối tượng chiếm đất…): 01 bộ;
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính cho riêng từng thửa hoặc khu vực thửa đất (bản giấy): 01 bộ;
- Sổ địa chính (bản giấy): 01 bộ;
- Sổ mục kê đất đai (bản giấy): 01 bộ;
- Sổ cấp Giấy chứng nhận: 01 bộ;
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận của các hộ gia đình, cá nhân: 01 bộ (gồm 01 đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đất ở hoặc đất ở có vườn, ao liền kề; 01 đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với các thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản (nếu có) kèm theo danh sách các thửa đất đề nghị cấp chung một Giấy chứng nhận;
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận: 01 bộ (có danh sách các hộ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận kèm theo);
- Giấy chứng nhận của từng hộ đã được cấp (bản phô tô);
- Trích lục hình thể từng thửa đất ở và đất vườn, ao liền kề: 01 bộ;
- Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn cấp Giấy chứng nhận lần đầu: 01 bộ;
- Biên bản họp công khai các trường hợp đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; các biên bản kiểm tra trong quá trình thực hiện (biên bản kiểm tra của đơn vị tư vấn, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và phòng Tài nguyên và Môi trường).
(Khi bàn giao hai bên lập biên bản giao nhận hồ sơ)
Lưu ý: Đối với những phần việc do Hội đồng tư vấn cấp xã cùng chủ sử dụng đất thực hiện công tác đo vẽ sơ đồ thửa đất phục vụ lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận thì Hội đồng tư vấn xã có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận như đã nêu ở bước 3 và bàn giao đầy đủ hồ sơ đã lập cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, tính hợp lệ và tính chính xác của hồ sơ theo quy định, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện các bước tiếp theo.
* Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân như sau:
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành về thu tiền sử dụng đất.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, có nguyện vọng ghi nợ thì được phép ghi "nợ tiền sử dụng đất" trên Giấy chứng nhận và có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ (theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ; Điều 7 Thông tư số 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính).
III. Tổ chức thực hiện
1. UBND huyện, thành phố chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các phòng, ban liên quan, UBND xã, phường, thị trấn triển khai hướng dẫn công tác lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.
2. Các phòng, đơn vị liên quan thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện Hướng dẫn này.
Trên đây là hướng dẫn trình tự, thủ tục lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Sơn La. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, giải quyết.
Hướng dẫn này thay thế hướng dẫn số: 61/STNMT-HD ngày 28/6/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường./.

Nơi nhận:
- TT UBND tỉnh (b/c);
- Các Sở: T.Chính, KH&ĐT, NN&PTNT, X.Dựng;
- Cục Thuế tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Phòng TNMT các huyện, thành phố;
- Văn phòng ĐKQSDĐ các huyện, thành phố;
- Chi cục thuế các huyện, thành phố;
- Ban Giám đốc Sở;
- Các phòng, đơn vị thuộc Sở;
- Lưu: VT, ĐĐ, Dương. 70b.
GIÁM ĐỐC






Cầm Thị Ngọc




 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu số 01/ĐK-GCN
PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ
Vào sổ tiếp nhận hồ sơ:
Ngày…... / ...… / .......…
Quyển số ……, Số thứ tự……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)


ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
(Sử dụng để kê khai cả đối với trường hợp chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản)


Kính gửi: UBND ............................................................................


I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT, CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT                (Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xoá, sửa chữa trên đơn)
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
  1.1. Tên (viết chữ in hoa):…………………………………………………………………………
…....................................................................................................................................................
…....................................................................................................................................................
…....................................................................................................................................................
  1.2. Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………
  (Cá nhân ghi họ tên, năm sinh, số giấy CMND; hộ gia đình ghi chữ “Hộ” trước họ tên, năm sinh, số giấy CMND của  người đại diện cùng có quyền sử dụng đất và sở hữu  tài sản của hộ. Tổ chức ghi tên và quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư (gồm tên và số, ngày ký, cơ quan ký văn bản). Cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, số và ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu. Trường hợp nhiều chủ cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản  thì kê khai tên các chủ đó vào danh sách kèm theo)

2. Đề nghị:  - Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 
                    - Cấp GCN đối với thửa đất         ,  Tài sản gắn liền với đất
(Đánh dấu vào ô
trống lựa chọn)

3. Thửa đất đăng ký quyền sử dụng (Không phải khai nếu đề nghị chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản)
   3.1.Thửa đất số: …………....………..….….; 3.2. Tờ bản đồ số: …….…………………....…;
   3.3. Địa chỉ tại: .......................................................................................................................;
   3.4. Diện tích: …....……........ m2;  sử dụng chung: ...................... m2;  sử dụng riêng: …............... m2;
 3.5. Sử dụng vào mục đích: ..............................................., từ thời điểm: ……………….......;
 3.6. Thời hạn đề nghị được sử dụng đất: .................................................................................;
 3.7. Nguồn gốc sử dụng:..........................................................................................................;
(Ghi cụ thể: được Nhà nước giao có thu tiền hay giao không thu tiền hay cho thuê trả tiền một lần hay thuê trả tiền hàng năm hoặc nguồn gốc khác)

4. Tài sản gắn liền với đất (Chỉ kê khai nếu có nhu cầu được chứng nhận hoặc chứng nhận bổ sung quyền sở hữu)

4.1. Nhà ở, công trình xây dựng khác:
 a) Tên công trình (nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, …): ............................................................................................................................. ;
 b) Địa chỉ: ..................................................................................................................................................................................................... ;
 c) Diện tích xây dựng: ................ (m2);
 d) Diện tích sàn (đối với nhà) hoặc công suất (đối với công trình khác): ....................................................................................... ;
 đ) Sở hữu chung: ………………................... m2,  sở hữu riêng: .....................................................................................................  m2;
 e) Kết cấu: .................................................................................................................................................................................................... ;
 g) Cấp, hạng: ….................................................; h) Số tầng: ................................................................................................................... ;
 i) Năm hoàn thành xây dựng: ............................; k) Thời hạn sở hữu đến: .........................................................................................
(Trường hợp có nhiều nhà ở, công trình xây dựng khác thì chỉ kê khai các thông tin chung và tổng diện tích của các nhà ở, công trình xây dựng; đồng thời lập danh sách nhà ở, công trình kèm theo đơn)
4.2. Rừng sản xuất là rừng trồng:
4.3. Cây lâu năm:
 a) Diện tích có rừng: ………….....….…… m2;
 b) Nguồn gốc tạo lập:
- Tự trồng rừng:
- Nhà nước giao không thu tiền:
- Nhà nước giao có thu tiền:
- Nhận chuyển quyền:
   - Nguồn vốn trồng, nhận quyền: ……………......…
a) Loại cây: ………….....................…;
b) Nguồn gốc tạo lập: ..…….……..….
………………………….….………...
……………….………………………
………………………………………
5. Những giấy tờ nộp kèm theo: ……………………………………………………………….
   .....................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

6. Đề nghị:
  6.2. Ghi nợ đối với loại nghĩa vụ tài chính: ………..………….……………………………...
  6.3. Đề nghị khác: …………………………………………………………………………….


Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật.
                                           ……………, ngày .... tháng ... năm ......
                                             Người viết đơn
                                                                                                 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu có)





II. XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Đối với trường hợp hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở)
- Nội dung kê khai về đất, tài sản so với hiện trạng: ……………………………………..... 
- Nguồn gốc sử dụng đất: ....................................................................................................... 
- Thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay:………...………………………...
- Nguồn gốc tạo lập tài sản:.................................................................................................... 
- Thời điểm hình thành tài sản:……………………………………........................................
- Tình trạng tranh chấp về đất đai và tài sản gắn liền với đất: ................................................
- Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng: …………….........................
…………………………………………………………..…......................…………………....
………………, ngày….. tháng…. năm …..
Cán bộ địa chính
(Ký, ghi rõ họ, tên)





……………., ngày….. tháng…. năm …..
TM. Uỷ ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)





III. Ý KIẾN CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
  .....................................................................................................................................................................................................................
  .....................................................................................................................................................................................................................
  .....................................................................................................................................................................................................................
  .....................................................................................................................................................................................................................   
(Phải nêu rõ có đủ hay không đủ điều kiện cấp GCN, lý do và căn cứ pháp lý áp dụng; trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền nhà ở thì phải xác định rõ diện tích đất ở được công nhận và căn cứ pháp lý)
…………, ngày…./…/ …..
Cán bộ thẩm tra
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ)


…………, ngày…./…/ …..
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)




                      






    DANH SÁCH CÁC THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP CÙNG MỘT GIẤY CHỨNG NHẬN
(Kèm theo Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của:...................................................................)
                          huyện                               tỉnh
Mẫu số 05/ĐK-GCN



STT
Thửa đất số
Tờ bản đồ số
Địa chỉ thửa đất
Diện tích
(m2)
Mục đích sử dụng đất
Thời hạn
sử dụng đất
Nguồn gốc sử dụng đất
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)










































































































......, ngày.....  tháng .....  năm ......
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu - nếu có)



……………………
...........................................
–––––
Số:  ……/DSTB-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Mẫu số 05/ĐK
DANH SÁCH CÔNG KHAI
Các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại xã: ..............................., huyện: .............................., tỉnh: ..........................

Số
TT
Tên người s dụng đất
Địa chỉ đăng ký thường trú
Tờ bản đồ số
Thửa đất số
Diện tích (m2)
Mục đích sử dụng
Thời điểm       bắt đầu sử dụng đất
Nguồn gốc sử dụng đất
















































































































































Danh sách này được công khai trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày…/…/…, đến ngày…/…/…
Tại địa điểm:...................................................................................................................................
Người có khiếu nại thì gửi đơn khiếu nại đến:………………………………...............................
Những khiếu nại sau thời gian trên sẽ không được giải quyết./.
Xác nhận của đại diện cho những người sử dụng đất về việc công khai danh sách
(Ký, ghi rõ họ, tên và địa chỉ)
.........., ngày  ...  tháng ...  năm......
Thủ trưởng cơ quan lập danh sách
(Ký tên, đóng dấu)












……………………………
...........................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu số 06/ĐK

Số:         /DSTB-





DANH SÁCH CÔNG KHAI
Các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tại xã: ..............................., huyện: .............................., tỉnh: ..........................

Số
TT
Tên người s dụng đất, địa chỉ đăng ký thường trú
Tờ bản đồ số
Thửa đất số
Diện tích (m2)
Mục đích sử dụng
Thời điểm       bắt đầu sử dụng đất
Nguồn gốc sử dụng đất
Lý do không đủ điều kiện


             


























































































































































































Danh sách này được công khai trong thời gian 15 ngày kể từ ngày…/…/…, đến ngày…/…/…
Tại địa chỉ: ............................................................................................................................
Người có khiếu nại thì gửi đơn khiếu nại đến: ………………....................…………….........
Những khiếu nại sau thời gian trên sẽ không được giải quyết ./.
Xác nhận của đại diện người sử dụng đất về việc công khai danh sách trong thời gian nói trên
(Ký, ghi rõ họ, tên và địa chỉ)
.........., ngày ...  tháng ... năm ...
Thủ trưởng cơ quan lập danh sách
(Ký tên, đóng dấu)







Mẫu số: 02/HD
UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ …………………
 

Số:       /TTr-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 


……………,  ngày    tháng    năm 20…..

TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố ……..
          Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
          Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
          Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2010 của Chính phủ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
          Căn cứ kết quả tổng hợp danh sách các hộ gia đình, cá nhân.
          Uỷ ban nhân dân xã…….đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện (thành phố) cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho ….. hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là: …….m2 đất
Trong đó:  - Đất ở: ……….m2
       - Đất vườn liền kề: ……….m2
       - Đất nông nghiệp: ……….m2
Tại xã ……………..huyện ……………tỉnh Sơn La.
Gửi kèm theo Tờ trình này gồm có các giấy tờ sau:
1. Danh sách các hộ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
2. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận của ………….. hộ gia đình;
Kèm theo đơn là: - Biểu thống kê thửa đất của chủ hộ
                           - Trích lục hình thể thửa đất.
3. Bản đồ địa chính.
Uỷ ban nhân dân xã đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện (thành phố) phê duyệt./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT.
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)


…………………………..
…………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mẫu số 08/ĐK
Số: ……. /TTr-
               


............., ngày ….. tháng ... năm ...........


TỜ TRÌNH
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân .................................................

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai;
- Căn cứ ý kiến thẩm tra của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc;
Sau khi đã kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc gửi đến, .................Tài nguyên và Môi trường đề nghị Uỷ ban nhân dân .......................
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho : ...........................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Hiện đang sử dụng đất tại xã.................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Gửi kèm theo tờ trình này có các giấy tờ sau :
1-     Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của................................................ ;
2-     Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã viết cho...........................................................;
3-     ........................................................................................................................................;
4-     ........................................................................................................................................;



............., ngày  ...  tháng ...  năm......
Thủ trưởng cơ quan tài nguyên và môi trường
(Ký tên, đóng dấu)






Ghi chú:
- Mẫu này dùng cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường để trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
- Trường hợp trình cấp giấy chứng nhận một lần cho nhiều thửa đất thì ghi tổng số hồ sơ trình và lập danh sách các hồ sơ kèm theo tờ trình này.




Mẫu số 06b/ĐĐ
   ỦY BAN NHÂN DÂN
  .................................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM             
       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ... /QĐ-UB



..., ngày ... tháng ... năm ...




QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH) ...
                                                   Về việc cấp Giấy  ...
ỦY BAN NHÂN DÂN ...
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số…..ngày … tháng … năm …,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Cấp Giấy ... (ghi tên và địa chỉ của người được cấp GCN) … m2 đất tại xã (phường, thị trấn) ..., huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) ..., tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) ... để sử dụng vào mục đích …
Thời hạn sử dụng đất là ... năm, kể từ ngày… tháng … năm … đến ngày… tháng … năm …;
Vị trí, ranh giới khu đất được xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính) số ..., tỷ lệ ... do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập ngày … tháng … năm ...
Những hạn chế về quyền của người sử dụng đất (nếu có):………...……..……
Điều 2: Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Thông báo cho người được giao đất nộp tiền sử dụng đất và phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ... xác định cụ thể mốc giới và bàn giao đất trên thực địa;
3. Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định;
4. Thông báo cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường  để chỉnh lý hồ sơ địa chính.
Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố), Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, ... và người được giao đất có tên  tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
                     (Ký tên, đóng dấu)

Mấu Sơ đồ thửa đất
Sơ đồ số: ........
SƠ ĐỒ THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Họ, tên chủ sử dụng đất: ...................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................................
Địa chỉ thửa đất: ...............................................................................................................
Diện tích: ...............................m2; Sử dụng chung ............m2, Sử dụng riêng .............m2
Mục đích sử dụng hiện tại: ........................................Từ năm ........................................
Nguồn gốc sử dụng đất: ...................................................................................................
Giấy tờ sử dụng đất kèm theo (nếu có):............................................................................
SƠ ĐỒ THỬA ĐẤT
 


20,5 m
 
                                        Đi bản a                       Đườngdân sinh Đi bảnb     B
Text Box: 18,3 m
                                                  

(Ký tên)
 

(Ký tên)
 
                        Chủ A                                           20                       Chủ B
Text Box: 30,3 m

15,5 m
 
                                                             HNK
                                                                       6430.3
Text Box: 10,3 m      

(Ký tên)
 
       Chủ C
  

30,6 m
 

(Ký tên)
 
                       Chủ D


(Thửa đất được vẽ trực tiếp tại thực địa khi xác định ranh giới thửa)
Lưu ý: Đối với hộ gia đình có nhiều thửa đất thì đánh số thứ tự từng sơ đồ thửa đất từ 1, 2... đến n.
          Người đo vẽ                   Người sử dụng đất
  Cán bộ địa chính xã
           Uỷ ban nhân dân xã
   (Ký, ghi rõ họ tên)            (Ký, ghi rõ họ tên)                         
(Ký, ghi rõ họ tên)
             (Ký tên, đóng dấu)


                                                                                                    
                                                                                                            Mấu Sơ đồ thửa đất
Sơ đồ số: ........
SƠ ĐỒ THỬA ĐẤT Ở ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Họ, tên chủ sử dụng đất: ...................................................................................................
Địa chỉ thường trú: ...........................................................................................................
Địa chỉ thửa đất: ...............................................................................................................
Diện tích: ...............................m2; Sử dụng chung ............m2, Sử dụng riêng .............m2
Mục đích sử dụng hiện tại: ........................................Từ năm ........................................
Nguồn gốc sử dụng đất: ...................................................................................................
Giấy tờ sử dụng đất kèm theo (nếu có):............................................................................
SƠ ĐỒ THỬA ĐẤT
Text Box: 14,5 m
 

                                                                                                                  B
Tim đường (Tỉnh Lộ, huyện lộ ....)
Text Box: 5,0 m

20,5 m
 
                                                                     
                                                       Đất HLGT   8/233.1
Text Box: 18,3 m                                                  
                         Chủ A                       Đất ở + Đất vườn (ao)            Chủ B
Text Box: 30,3 m                                                                                   15
                                                         ONT+TSC =

15,5 m
 
                                                                                1300.5
      
Text Box: 10,3 m       Chủ C
  

30,6 m
 
                Chủ D


Tổng diện tích (8 + 15) = .........m2
(Thửa đất được vẽ trực tiếp tại thực địa khi xác định ranh giới thửa)

              Người đo vẽ                   Người sử dụng đất
  Cán bộ địa chính xã
           Uỷ ban nhân dân xã
   (Ký, ghi rõ họ tên)               (Ký, ghi rõ họ tên)                         
(Ký, ghi rõ họ tên)
             (Ký tên, đóng dấu)


10.6.17

UỐNG NƯỚC CHANH MUỐI LỢI BẤT CẬP HẠI

Uống nước Chanh tươi và muối vào mỗi buổi sáng có tốt không? Mọi người thường truyền tai nhau uống nước chanh tươi và muối vào mỗi buổi sáng rất tốt, liệu có đúng như thế hay chúng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xin khẳng định lại rằng, loại nước này sẽ có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của bạn, chúng thanh lọc cơ thể và có tác dụng giảm cân, đốt cháy mỡ khá hiệu quả, theo nghiên cứu trong chế độ ăn hàng ngày nên giảm lượng muối vào cơ thể nhưng uống nước muối pha loãng pha với cốt chanh tươi vào mỗi sáng sớm lại có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng nhiễm trùng và khả năng miễn dịch đồng thời kiểm soát bệnh tiểu đường rất tốt.

Uống một cốc nước chanh và muối pha loãng vào buổi sáng còn giúp làm sạch cơ thể, chống lại các bệnh cảm lạnh, các vấn đề tiêu hóa và các bệnh liên quan đến tuổi tác như cao huyết áp. Bởi vì muối là một liều thuốc giúp giải độc cho đường ruột, uống vào sáng sớm khi bắt đầu tập thể dục sẽ cải thiện được hiệu năng thể thao của bạn tránh tình trạng khi đang luyện tập thì cơ thể bị mất nước, hơn hết đó là tránh tình trạng chuột rút cơ bắp, suy cơ, mất phương hướng và ngất xỉu trong những ngày nắng nóng do mất nhiều nước, trong trường hợp này chanh còn giải nhiệt hiệu quả.

Tăng cường chắc khỏe xương: Trong chanh và muối có những khoáng chất từ thiên nhiên cung cấp đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho xương khớp, đặc biệt là canxi, qua đó, gián tiếp cải thiện tình trạng loãng xương, tăng cường sự chắc khỏe xương khớp.

Giúp cải thiện chứng mất ngủ: Hệ thần kinh sẽ được làm dịu nhanh chóng với thành phần các khoáng chất có trong muối biển tự nhiên. Uống một cốc nước ấm muối biển tự nhiên sẽ giúp ức chế hình thành cortisol, adrenaline, hormone căng thẳng gây mất ngủ.

Chanh vô cùng tốt với cơ thể, bạn có thể sử dụng chúng hàng ngày, với những mùa không phải mùa chanh hãy áp dụng mẹo giữ chanh tươi lâu để có thể giữ tươi được chúng sử dụng thường xuyên tốt cho cơ thể nhé.

ThS.BS KHKH dinh dưỡng Nguyễn Trọng An – Phó GĐ trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng, việc uống nước chanh giảm cân cần phải hết sức thận trọng. Khi áp dụng một phương pháp nào để giảm cân phải tìm hiểu rất kỹ phương pháp, hiểu rõ cơ thể mình xem có phù hợp với phương pháp đó và áp dụng. Để an toàn thì cần đến tư vấn của bác sỹ.

Tuy nhiên, theo ThS.BS Nguyễn Trọng An, vô cùng nguy hại khi hiện nay nhiều người thực hiện chỉ uống nước chanh giảm cân, thanh lọc cơ thể mà không ăn bất cứ thứ gì. Về nguyên tắc dinh dưỡng, cơ thể cần cung cấp đủ các nhóm thực phẩm như chất xơ, chất béo, đạm và vitamin. Việc thiếu hụt nghiêm trọng bất kể thành phần nào sẽ làm cơ thể mất cân bằng, suy giảm sức khỏe và sinh bệnh chứ chưa nói đến thiếu hụt cả 4 do chỉ uống nước chanh đường, chanh muối cầm hơi trong một thời gian dài.

Nước chanh không cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, duy trì sự sống mà chúng chỉ cung cấp chút vitamin C, muối khoáng, đường. Lạm dụng uống quá nhiều nước chanh có thể dẫn tới thừa vitamin C hoặc làm cho lượng đường vào cơ thể tăng lên ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày, sỏi thận, gan…Càng nguy hại hơn khi uống nước chanh đậm đặc quá sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Tốt hơn nếu bạn uống nước chanh sau các bữa ăn.

Ai không nên uống nước chanh giảm cân?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi sử dụng chanh tươi giảm cân vẫn cần ăn uống, tránh ăn quá nhiều chất béo và thức ăn nước uống chứa nhiều calo. Tránh uống trực tiếp nước cốt chanh mà phải pha loãng với nước lọc và uống lúc đang đói sẽ rất hại cho dạ dày vì trong chanh có nhiều axit. Nên pha với nước ấm vừa theo tỷ lệ 1 quả chanh với 1 lít nước ấm và uống kèm với các bữa ăn chính.Tốt nhất là nên uống sau khi ăn khoảng 30 phút, mỗi ngày uống 2 lít nước chanh thay cho nước lọc để giảm cân hiệu quả.

Bạn nên sử dụng nước chanh muối thay cho đường vì đường cung cấp nhiều calo. Nước chanh muối có thể pha theo tỷ lệ: một quả chanh, 300ml nước lạnh và 1/3 thìa cà phê muối tinh. Khi uống nên pha thêm nước sôi cho ấm.

Uống nước chanh giảm cân không phải ai cũng thực hiện được. Nước chanh không nên uống nhiều đối với người mắc chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày bởi lượng axit trong chanh sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng chỉ này.

Đặc biệt, một số đối tượng không nên áp dụng uống nước chanh giảm cân lại nhịn ăn hoàn toàn như người huyết áp thấp, bệnh tim mạch đang dùng thuốc, những người có bệnh đái tháo đường, dạ dày, đại tràng, phụ nữ mang thai và cho con bú… Nhịn ăn để giảm cân không hợp lý, dài ngày sẽ gây suy dinh dưỡng. Có thể ban đầu phương pháp này giúp cân sụt nhanh chóng, nhưng ăn quá nhiều sau khi ngừng nhịn ăn sẽ tăng cân trở lại nhanh chóng.

Ths.Bs Trọng An khuyên, phương pháp giảm cân an toàn, khoa học được khuyến cáo hiện nay là một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên áp dụng chế độ ăn “giàu dinh dưỡng nhưng nghèo năng lượng”. Tăng cường rau, trái cây và hạn chế các thức ăn nhanh, ngọt, mỡ động vật, bia rượu và các chất kích thích khác. Dù áp dụng bất cứ phương pháp giảm cân nào cũng cần chú ý chế độ tập luyện thể dục thể thao để đốt cháy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể nhanh và an toàn hơn./.